Nền nông nghiệp Việt Nam mới tăng đã giảm?
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2015 của HSBC nhận định rằng, sản xuất nông nghiệp và thủy sản mất đà tăng trưởng. Tăng trưởng GDP nông nghiệp quý I/2015 giảm xuống 1,54% so với cùng kỳ từ 1,91% và 2,03% cùng kỳ năm 2014 và 2013.
Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất công nghiệp trong quý I năm 2015 chiếm ưu thế lớn hơn so với các nhóm ngành còn lại. Số liệu từ báo cáo của ngân hàng HSBC cho thấy, GDP ngành này đã tăng từ 5% ở cùng kỳ năm ngoái lên đến 9% trong năm nay.
Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam không ngừng phát triển và mở rộng quy mô, số lượng sản xuất khi mức sử dụng lao động và chỉ số sản xuất công nghiệp được cải thiện rõ rệt tại mỗi địa phương có cơ sở sản xuất.
Điều này không nằm ngoài dự đoán, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt chiếm lĩnh thị phần ở nước ta. Số lượng việc làm tăng lên đáng kể nhưng đồng thời các doanh nghiệp trong nước lại vấp phải sự cạnh tranh lớn đến từ các đơn vị này.
Như vậy, với khối lượng và số lượng công việc tăng không ngừng của ngành công nghiệp sản xuất đã khiến lao động dần dịch chuyển sang ngành này. Do đó, tỉ trọng lao động trong cơ cấu các ngành có sự thay đổi. Cụ thể, ngành nông nghiệp chiếm hơn 40%, công nghiệp 25% và dịch vụ 33%.
Số lao động tăng thêm chủ yếu tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với 8,2%, khu vực ngoài Nhà nước là 3,2% và khu vực Nhà nước thấp nhất 1,1%.
Đặc biệt hơn, do tăng trưởng việc làm tương đối chậm tại khu vực trong nước và tính mùa vụ của khu vực nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều tăng trở lại trong quý I sau khi giảm trong 3 quý trước.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định rằng, sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản mất đà tăng trưởng. Tăng trưởng GDP nông nghiệp quý I/2015 giảm xuống 1,54% so với cùng kỳ từ 1,91% và 2,03% cùng kỳ năm 2014 và 2013.
Tăng trưởng ngành thuỷ sản giảm còn 3,38%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với quý I/2014. Nguồn cầu không ổn định từ các thị trường xuất khẩu chính góp phần khiến cho sản xuất cầm chừng.
Ngoài ra, hiện tượng trồng cây nông nghiệp và chăn nuôi gia súc tự phát, không gắn với tiêu thụ gia tăng rủi ro cho nông dân, phá vỡ quy hoạch và cản trở phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo Quỹ Nông lương Liên hợp quốc (FAO), lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 6,9 triệu tấn trong năm 2015 (tăng 7% so với cùng kỳ). Lượng xuất khẩu trong quý I mới đạt nửa triệu tấn, giảm 30% so với cùng kỳ, là mức thấp nhất so cùng kỳ từ 2009 đến 2015.
Bên cạnh đó, giá gạo có xu hướng giảm do nguồn cung sẵn có dồi dào và cả nước bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, vụ mùa chính của năm 2014-2015. Chính phủ sẽ tiếp tục chương trình mua 1 triệu tấn gạo nhằm trợ giá cho nông dân, đánh dấu năm thứ 6 triển khai chính sách này hiệu quả hạn chế trong quá khứ.
Giải thích cho sự chững lại trong nông nghiệp, báo cáo cho rằng phong trào sản xuất không theo quy hoạch và không có hợp đồng tiêu thụ khiến nông dân đối mặt với nguy cơ thua lỗ do nông sản không thể tiêu thụ khi đến vụ thu hoạch.
Sản lượng có tính mùa vụ cao, tập quán sản xuất tự phát, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm hạn chế, và thiếu vắng các công cụ tài chính hạn chế rủi ro trong sản xuất nông sản.
Nguyên Bảo ( Theo Một thế giới)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo