Nga là "dây cứu đắm" của Triều Tiên?
Hãng tin CNN dẫn lời oong Alexander Gabuev, Chủ tịch Chương trình Nga ở châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm Moscow Carnegie, cho biết Nga đang miễn cưỡng tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên. Động thái này bắt nguồn từ việc Moscow muốn ngăn chặn sự thay đổi chính quyền theo hướng ngả về phương Tây tại Bình Nhưỡng.
"Tôi không nghĩ Nga thực sự tin tưởng vào lệnh trừng phạt", ông Gabuev chia sẻ.
Theo ông Gabuev, "điều đáng lưu ý là Nga không gợi ý các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng, bởi điều này có thể làm cho mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ trở nên xấu đi".
"Trong khi ký các lệnh trừng phạt quốc tế, Nga thường đấu tranh để biến chúng thành các lệnh trừng phạt không mang tính cưỡng ép”, ông Gabuev nhấn mạnh.
Còn nhớ trước khi phê chuẩn các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Bình Nhưỡng hồi tháng 12/2007, phát ngôn viên tổng thống Hàn Quốc dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, Nga phản đối ngừng cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên.
“Giữ cho Bình Nhưỡng tiếp tục 'sống' là nhiệm vụ quan trọng. Quốc gia này không thể hoạt động nếu không có nhiên liệu nhập khẩu. Và đây là lý do khiến Nga phải tập trung các nỗ lực ngoại giao để đảm bảo Triều Tiên không bị bóp nghẹt”, chuyên gia Gabuev nhận định.
Nga từng bị cáo buộc làm suy yếu các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng khi thuê công nhân Triều Tiên. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã bảo vệ họ trước những báo cáo cho rằng Moscow đã vận chuyển dầu mỏ cho Triều Tiên. Nga khẳng định, các nước vẫn được phép cấp dầu mỏ cho Triều Tiên trong “hạn mức” nhất định.
Thượng nghị sĩ Konstantin Kosachev bác bỏ cáo buộc Nga không tuân thủ nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên.
Thay vào đó, ông cho rằng, Moscow thực sự tuân thủ bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Mặc dù Nga khẳng định rằng, số tiền mà lao động Triều Tiên kiếm được và gửi về nước thường giúp người Triều Tiên đảm bảo cuộc sống, nhưng những người chỉ trích tin rằng Nga tiếp tục thuê lao động Triều Tiên vì muốn tránh kịch bản thay đổi chế độ theo hướng ủng hộ phương Tây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo