Quốc tế

Nga: NATO sắp "bỏ rơi" các thành viên Ba Lan, Séc và Hungary

Ba Lan, CH Séc và Hungary, cựu thành viên Hiệp ước Warszawa ngày 12/3/1999 đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Giới chuyên gia nhận định việc kết nạp thêm 3 nước Ba Lan, CH Séc và Hungary đã diễn ra một cách quá gấp gáp. Thời điểm đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không đòi hỏi các tân thành viên phải tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo tiêu chuẩn của NATO.

Đối với liên minh, điều quan trọng có tính nguyên tắc là thực hiện càng nhanh càng tốt "đợt mở rộng đầu tiên". Trong đó đối với Mỹ sự kiện này mang tính biểu tượng củng cố vị thế của người chiến thắng trong "Chiến tranh Lạnh".

Nga: NATO sắp "bỏ rơi" các thành viên Ba Lan, Séc và Hungary

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập ngày 4/4/1949 tại Mỹ với mục tiêu chính được công bố là "bảo vệ châu Âu khỏi ảnh hưởng Xô-viết". Tất cả các bên đã cam kết dành sự bảo vệ tập thể cho bất cứ thành viên nào của khối hiệp ước nếu bị tấn công.

Chuyên gia địa chính trị, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga, Konstantin Sokolov nhận định từ việc gia nhập Liên minh, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary đã nhận được lợi ích tài chính.

"Các nước này tiên phong hành động theo lệnh của phương Tây, trong đó không chỉ thuần túy là gia nhập NATO, mà còn nêu gương cho các nước khác rằng cần tái định hướng "ngược lại với Hiệp ước Warszawa". Gia nhập NATO, họ nhận được những lợi ích nhất định, trong đó có lợi ích tài chính, Họ nhận được tiền, những khoản tiền lớn, dưới hình thức khoản vay hỗ trợ kinh tế", ông Sokolov nói.

Tuy nhiên, các nước này cũng buộc phải trả công xứng đáng với khoản tiền ấy. "Tất nhiên, họ buộc phải tham gia vào cuộc chiến tại Afghanistan, sau đó vào chiến dịch của NATO ở Iraq - hoạt động mà những nước khác đã từ chối", chuyên gia nhận xét.

Theo quan điểm của ông, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary gia nhập NATO nhưng sẽ không được hưởng lợi ích lâu dài.

 

"Khó nói trong NATO hiện đánh giá về những nước này như thế nào. Tôi cho rằng ở các nước này từ lâu đã hiểu ra là những khoản tạm ứng được trao cho họ đang kết thúc, và không một ai sẽ tiếp tục đón nhận họ vào giới tinh hoa của phương Tây.

Tất cả những lợi ích nhận được, giờ NATO sẽ đòi lại, với một cái giá không rẻ. Tôi cho rằng sau một khoảng thời gian nữa tình hình xã hội tại các nước này sẽ có biến đổi lớn", ông Konstantin Sokolov kết luận.

Nên đọc

 


Tùng Bách (theo TASS)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo