Quốc tế

Nga - Nhật nhìn nhận trái chiều về tên lửa Triều Tiên

(DNVN)-Chính phủ Nhật Bản coi tên lửa mới nhất của Triều Tiên được phóng vào ngày 04/7 có khả năng là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trong khi đó Nga lại có nhận định ngược lại.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 05/7 cho biết, chính phủ Nhật Bản coi tên lửa mới nhất của Triều Tiên được phóng vào ngày 04/7 có khả năng là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). 

"Hiện chính phủ đang phân tích tất cả các chi tiết, nhưng dựa trên một nghiên cứu thông tin toàn diện nhận được tại thời điểm này, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng tên lửa đạn đạo được phóng này là loại liên lục địa", ông Suga phát biểu tại cuộc họp báo.

Nga - Nhật nhìn nhận trái chiều về tên lửa Triều Tiên phóng hôm 04/7/2017.

Theo quan chứ này, giới chuyên gia Nhật Bản đã đi đến kết luận rằng tên lửa có tầm phóng khoảng 3.500 dặm. 

Hôm 04/7, Triều Tiên thông báo rằng, Bình Nhưỡng đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần đầu tiên Hwasong-14 vào lúc 7h30 phút sáng 04/7 theo giờ Việt Nam. Theo truyền thông Triều Tiên, tên lửa đã bay 580 dặm và đạt độ cao 1.740 dặm trong chuyến bay dàu 39 phút trước khi nhắm chính xác mục tiêu ở Biển Nhật Bản. 

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, họ không dám chắc liệu Bình Nhưỡng trong thực tế có đạt thành công trong việc phát triển ICBM hay không vì không có bằng chứng cho thấy rằng tên lửa mới nhất của Triều Tiên đã trở lại bầu khí quyển hôm 04/7. 

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tên lửa của Triều Tiên chỉ đạt độ cao tối đa 332 dặm và chỉ bay được 316 dặm. Theo bộ này, "dữ liệu ban đầu về chuyến bay của mục tiêu đạn đạo tương ứng với đặc điểm kỹ - chiến thuật của một tên lửa đạn tầm trung. 

Nên đọc

 

Thu An (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo