Quốc tế

Nga sẽ không ngại lệnh trừng phạt mới của G7

(DNVN)-Tại hội nghị thượng đỉnh G7, các cường quốc kinh tế hàng đầu phương Tây đã lên tiếng cảnh báo áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Bất chấp mong muốn tác động của lệnh trừng phạt trước đó là làm suy yếu kinh tế Nga, phương Tây vẫn bất đồng quan điểm, trong khi đó Nga vẫn tiếp cận được hệ thống tài chính tòan cầu. Điều này cho thấy các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Matx-cơ-va đã và sẽ không có tác dụng.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây được áp đặt lần đầu tiên vào Nga sau khi Matx-cơ-va sáp nhập bán đảo C-rưm vào lãnh thổ của họ hồi tháng 3 năm ngoái. Các biện pháp ngoại giao ban đầu (lệnh cấm cấp visa và phong tỏa tài sản) sớm được áp dụng sau những lệnh cấm vận trực tiếp về tài chính. Các tổ chức tài chính phương Tây không được phép cho các đối tác Nga vay tiền trong trung và dài hạn, cô lập hiệu quả Nga trong việc tiếp cận các thị trường vốn phương Tây.

 

Nga vẫn không hề hấn gì trước các lệnh trừng phạt trước đây của phương Tây
Nga vẫn không hề hấn gì trước các lệnh trừng phạt trước đây của phương Tây

Lý do chính đằng sau sự lựa chọn các biện pháp kinh tế nhằm gây áp lực lên điện Kremlin được dựa trên một giả định đơn giản rằng kinh tế Nga - vốn phụ thuộc vào thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt (chiếm khoảng 72 - 75% tổng giá trị xuất khẩu của Nga) - sẽ không thể trụ được trước những sức ép kinh tế khi giá dầu xuống thấp và nền tài chính khó khăn.

Tuy vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế Nga được cho là tạo ra hai hiệu ứng. Trước hết, nó cho thấy điện Kremlin sẽ quá tốn kém trong việc dính líu đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Thứ hai, thu nhập giảm sút và lạm phát gia tăng cũng sẽ làm giảm sự ủng hộ của dân chúng đối với ông Putin và có thể mang đến một sự thay đổi vè chính sách hoặc bộ máy lãnh đạo tại Matx-cơ-va.

Thực trạng kinh tế Nga cho thấy rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã có tác dụng phần nào. Kể từ tháng Tư năm ngóai, đồng rúp đã mất gần một nửa giá trị; dòng vốn chảy khỏi Nga đã tăng gấp đôi lên mức 151 tỷ USD trong năm 2014; tăng trưởng kinh tế chậm lại xuống mức 0,6% vào cuối năm 2014 - đánh dấu mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Tháng 1/2015, GDP của Nga đã sụt giảm 1,4%, và theo dự báo kinh tế sẽ suy giảm đáng kể trong năm nay.

Tuy nhiên, về mặt chính trị, việc cô lập Nga không mang lại những thay đổi như mong muốn của phương Tây. Tác động chính trị của lệnh trừng phạt không rõ ràng. Tỷ lệ ủng hộ của dân chúng đối với ông Putin vẫn ở mức cao, và trong khi ngày càng có nhiều người Nga cảm thấy ảnh hưởng của lệnh trừng phạt lên cuộc sống riêng của họ, thì họ không liên hệ các vấn đề kinh tế với hệ thống lãnh đạo của quốc gia hoặc quan điểm chính sách đối ngoại của Nga. Điều này rất quan trọng đối với điện Kremlin.

Trong khi đó, việc áp đặt lệnh trừng phạt khiến phương Tây chia rẽ. Dù bị cô lập hoặc không bị cô lập về chính trị, Nga vẫn là một phần của hệ thống tài chính tòan cầu. Các cá nhân đối mặt với lệnh trừng phạt dựa vào các thỏa thuận pháp lý và tài chính phức tạp.

 

Ngoài vấn đề cấu trúc, hiện cũng chưa rõ liệu lệnh trừng phạt có thể được mở rộng tới mức độ nào, sẽ được kéo dài hay sẽ nhắm tới các các nhân nhiều hơn, hay cả hai. Tháng 3/2015, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ vẫn được áp dụng cho đến khi C-rưm được trả lại cho Ukraine. 

Hiện châu Âu đang chia rẽ về vấn đề trừng phạt Nga. Như Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, lệnh trừng phạt nên được dựa vào như một trong số các biện pháp để giải quyết xung đột. Trong khi chấp nhận quan điểm chính trị nghiêm khắc, Vương quốc Anh lại mở rộng cửa kinh doanh với Nga bằng cách chấp nhận tiền có nguồn gốc từ Nga.

NM (Theo The Conversation)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo