Nga sẽ là nước định đoạt tương lai chính trị Syria
Ngày 24/12/2017, Ngoại trưởng Ả-rập Xê-út, Adel al-Jubeir đã đưa ra thông điệp thẳng thừng "Ả-rập Xê-út sẽ cắt đứt sự ủng hộ quân sự của họ cho các nỗ lực lật đổ lãnh tụ Syria Bashar al-Assad".
Lời kêu gọi của Ngoại trưởng Ả-rập Xê- đánh dấu một sự đảo ngược đối với lực lượng chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Quan trọng hơn, thông điệp của Ả Rập Xê-út nhấn mạnh đến thành công của việc thúc đẩy ngoại giao của Nga nhằm định hình tương lai của Syria thời kỳ hậu chiến tranh.
Mỹ đang dần mất ảnh hưởng ở Syria
Mối quan hệ ngoại giao ngày càng tăng của Moscow trong cuộc xung đột ở Syria do sự “sự thụ động” của Washington trong vấn đề này. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tập trung nhiều hơn vào cuộc chiến với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và chống lại Iran hơn là định hình tương lai chính trị của đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Một nhà ngoại giao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho rằng “Syria là một ví dụ điển hình về cách mà ngoại giao Mỹ không được đặt ở vị trí trung tâm. Mỹ đã “thua” Nga về vấn đề này”
Ngay cả khi Mỹ muốn đóng một vai trò lớn hơn ở Syria sau chiến tranh, sự chia rẽ đã làm suy yếu khả năng của họ, theo ông John Allen, cựu đại sứ Mỹ tại Liên minh toàn cầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS).
Hồi tháng trước, ông John Allen cho biết: “Trong nhiều khía cạnh, quỹ đạo chính trị đã được Nga quyết định. Và thật đáng buồn, Mỹ có rất ít khả năng để phát huy vai trò lãnh đạo hoặc tham gia trong tiến trình này”.
Tiến trình ngoại giao mới nhất của Nga bắt đầu cách đây hơn một năm. Vào tháng 1/2017, chính phủ Nga đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Astana, Kazakhstan, với các quan chức Iran và Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện lệnh ngưng bắn. Mỹ dường như đã bị loại khỏi tiến trình này.
Các cuộc đàm phán hòa bình ở Sochi
Moscow đang lên kế hoạch cho cuộc Đối thoại dân tộc Syria sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/1/2018 tới tại khu nghỉ dưỡng Sochi, nhằm xác định tương lai chính trị của Syria. Việc đẩy mạnh ngoại giao của Nga khiến nhiều chính phủ phương Tây và lãnh đạo phe đối lập Syria lo lắng. Họ lo ngại cuộc đối thoại sẽ chỉ đơn giản củng cố các thành tựu quân sự gần đây của Nga và chính phủ Syria, kéo dài thời kỳ của Tổng thống Assad.
Cùng với đó, chính quyền Tổng thống Trump lại thiên về tập trung vào Nhà nước Hồi giáo và vấn đề Iran. Các đồng minh Châu Âu cũng phải đưa ra nhận định rằng Mỹ đã không sử dụng cơ chế ngoại giao của mình để hỗ trợ các cuộc đàm phán tại Geneva và rằng không có một nhân vật nào tại Nhà Trắng hoặc Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ theo dõi tiến trình này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump