Quốc tế

Nga: Trung Đông thành con tin trong trò chơi địa chính trị của Mỹ

Theo Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga, Trung Đông đã biến thành con tin trong trò chơi địa chính trị của Mỹ và phương Tây.

Hôm 27/4, Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho rằng, Trung Đông đã biến thành con tin trong trò chơi địa chính trị của Mỹ và phương Tây. 

"Những nỗ lực dại dột của phương Tây" trong việc định hình lại Trung Đông đã không mang lại gì ngoài "làn sóng bạo lực và bất ổn", Giám đốc Sergei Naryshkin phát biểu tại Hội nghị Về An ninh Quốc tế Moscow lần thứ VI.

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin (trái) trong một cuộc họp với Tổng thống Putin.

"Khu vực này chưa khi nào ổn định, tuy nhiên gần đây đã trở thành con tin trong trò chơi địa chính trị của những kẻ khác. Những nỗ lực dại dột của phương Tây trong việc định hình lại Afghanistan, Iraq, Libya, Iran dựa trên những khuôn mẫu riêng của họ đã không mang lại gì ngoài làn sóng bạo lực và bất ổn", ông Naryshkin khẳng định. 

Theo ông Naryshkin, hi vọng chiến dịch chống khủng bố được cải thiện giữa các quốc gia sẽ khó trở thành hiện thực. 

Việc Mỹ dội một quả bom MOAB vốn được mệnh danh là "mẹ của các loại bom" xuống Afghanistan mới đây là một ví dụ về việc Washington không hợp tác trong việc phô diễn sức mạnh. 

"Mọi thứ chúng ta đang chứng kiến là thực tế cho thấy sự phô diễn sức mạnh không được hợp tác với bất cứ ai, giống như vụ dội bom vào Afghanistan mới đây", ông Naryshkin nói. 

Hôm 13/4, quân đội Mỹ thả một quả bom phá boong-ke GBU-43 để phá hủy một loạt hang động ở phía đông Afghanistan, nơi các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ẩn náu. Vụ nổ đã phá hủy ba đường hầm cùng với vũ khí và đạn dược của IS. 

 

Libya đã lâm vào bất ổn kể từ năm 2011, thời điểm một cuộc nội chiến bùng phát tại quốc gia này và lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ. 

Tháng 3/2011, một số quốc gia NATO, bao gồm Pháp, đã phát động chiến dịch can thiệp quân sự tại Libya nhằm chấm dứt các cuộc tấn công chống lại dân thường và thiết lập lệnh ngừng bắn. Tổng thống Pháp khi đó, ông Nicolas Sarkozy, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy EU áp đặt các lệnh trừng phạt Gaddafi và thúc giục EU can thiệp. 

Sau khi Mỹ lật đổ lãnh đạo Iraq Saddam Hussein vào năm 2003, quốc gia này đã chìm trong bạo lực. Một loạt khu vực của Iraq hiện do IS kiểm soát. 

Nên đọc
Thu An (Theo Fars)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo