Quốc tế

Nga và Mỹ phản đối hạn chế quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc

Nga và Mỹ đều phản đối bất kỳ thay đổi về thủ tục áp dụng quyền phủ quyết của thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, theo Sputnik.

"Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ ý tưởng dẫn đến xâm phạm đặc quyền của các thành viên thường trực hiện nay, bao gồm cả quyền phủ quyết. Hệ thống này là yếu tố quan trọng thúc đẩy các thành viên của Hội đồng tìm kiếm giải pháp cân bằng, động chạm quyền phủ quyết sẽ là sai lầm xét theo quan điểm lịch sử và chính trị," Phó đại diện thường trực của Liên bang Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov tuyên bố. Mỹ cũng phản đối hạn chế quyền phủ quyết.

"Chúng tôi, vẫn như trước, phản đối bất kỳ sự mở rộng hoặc sửa đổi quyền phủ quyết," ông Michel Sison, Phó đại diên nước này tại LHQ cho biết và bổ sung rằng, Washington sẵn sàng ủng hộ "những đề nghị hợp lý cho sự mở rộng khiêm tốn của Hội đồng bằng các thành viên thường trực cũng như không thường trực."

Nga và Mỹ phản đối hạn chế quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc.

Từ ngày 1/10 vừa qua, Nga đã trở thành Chủ tịch luân phiên (nhiệm kỳ 1 tháng) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC), trong bối cảnh tháng 10 có rất nhiều sự kiện và nghị trình quan trọng của thế giới cũng như của Nga, theo Reuters.

Trong tháng 10 này có thể xảy ra một sự kiện rất lớn, không chỉ mang tính chất quyết định đến hoạt động của Hội đồng Bảo an, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc xử lý các sự vụ quốc tế, thậm chí là cả cục diện địa-chính trị của thế giới, đó là quyền phủ quyết của các Ủy viên thường trực UNSC.

Hôm 4/10, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (UNHCHR) Zeid Ra'ad al-Hussein đã đưa ra đề xuất hạn chế quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. 

Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ là Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 

Nên đọc
Hòa Hậu (tổng hợp theo Reuters, Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo