Quốc tế

Nga: Xuất khẩu nông nghiệp vượt 25% xuất khẩu vũ khí

(DNVN) - Kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp nói chung đã vượt 25% so với xuất khẩu vũ khí, - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết.

Trong cuộc họp làm việc với Thống đốc vùng Stavropol Vladimir Vladimirov, người đứng đầu Chính phủ đã đánh giá vụ thu hoạch năm nay là xuất sắc và cảm ơn công sức lao động của người nông dân trong nước. Ông Medvedev nhấn mạnh rằng thu hoạch tăng lên mỗi năm, tăng tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là ngũ cốc, nên chủ đề lưu trữ bảo quản sau thu hoạch là rất quan trọng.

"Thực sự là nhiệm vụ quan trọng của đất nước vào lúc này, trước thực tế khối lượng xuất khẩu ngũ cốc và toàn bộ sản phẩm nông nghiệp đã vượt 25% xuất khẩu vũ khí. Đây là kết quả rất tốt mà chúng ta hướng tới từ lâu, chúng ta cần tiếp tục gây dựng tiềm năng về ngũ cốc, cũng như các hướng sản phẩm nông nghiệp khác, sản phẩm cây trồng," — người đứng đầu Chính phủ Nga nói.

Ảnh minh họa.

Trước đó, Bloomberg đưa tin, nhờ có lệnh cấm vận thực phẩm nước ngoài, các khoản trợ cấp khổng lồ và đồng rúp yếu, một số ngành nông nghiệp của Liên bang Nga đã bắt đầu mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với doanh thu bán dầu và vũ khí.

Thành công của ngành nông nghiệp Nga được giải thích bằng, thời gian gần đây chính phủ tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc của LB Nga vào thị trường không  được kiểm soát. Ngoài ra, một cú huých đầy ấn tượng cho ngành nông nghiệp được tạo ra do cuộc đối đầu giữa Matxcơva và Ankara và lệnh cấm một phần nhập khẩu các sản phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành tựu chủ yếu trong chiến lược thực phẩm của Nga là kỷ lục bán ngũ cốc. LB Nga vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất năm nay. Lượng ngũ cốc dư thừa, cùng với một đồng rúp yếu dẫn đến thực tế là thu nhập từ xuất khẩu thực phẩm cao hơn so với việc bán vũ khí.

Ngoài ra, tăng đều xuất khẩu và giảm nhập khẩu ấn tượng từ năm 2013, Liên bang Nga đã giảm mua thực phẩm nước ngoài khoảng 40%.Liên bang Nga coi trọng việc giảm phụ thuộc vào các sản phẩm nước ngoài, và đã thành công trong việc biến một ngành nông nghiệp tưởng như èo uột thành một nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng và đảm bảo việc làm ổn định.

Nên đọc
Hòa Hậu (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo