Ngân hàng muốn "giải thoát" khỏi 40.000 tỷ đồng nợ xấu
17.300 tỷ đồng nợ xấu tính theo nợ gốc đã được sang tên cho VAMC. Số ngân hàng đã nộp hồ sơ đăng ký bán nợ cho VAMC đã lên đến 24 ngân hàng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch HĐTV Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, tính tới ngày 15/11 VAMC đã mua được 17.300 tỷ đồng nợ xấu (nợ gốc) của 20 tổ chức tín dụng (TCTD), giá mua bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 13.000 tỷ đồng.
Hiện tại đã có 24 ngân hàng gửi hồ sơ bán nợ xấu cho VAMC, với tổng số nợ đề nghị mua là 40.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, có khoản nợ VAMC mua đã thu hồi được nợ, chứng tỏ việc bán nợ và xử lý nợ xấu đang có dấu hiệu rất khả quan.
VAMC đang trong quá trình thẩm định trước khi phê duyệt. Mục tiêu từ nay đến cuối năm VAMC sẽ mua 30.000-35.000 tỉ đồng nợ xấu.
Lãnh đạo VAMC cũng cho rằng, nợ xấu là vấn đề nhức nhối trong nền kinh tế. Giải quyết được cục máu đông nợ xấu, dòng tiền trong nền kinh tế mới có thể khơi thông. Ngay từ khi ra đời nhiệm vụ của VAMC là rất nặng nề, công ty được phép mua nợ xấu bằng TPĐB theo giá thị trường, nhưng vì hiện vốn điều lệ của công ty chỉ có 500 tỷ đồng, do đó trước mắt VAMC chỉ mua nợ xấu bằng TPĐB.
"VAMC có vai trò mua nợ xấu nhưng không phải là cây đũa thần để quét sạch nợ xấu. Muốn xử lý nợ xấu dứt điểm cần có sự vào cuộc của cả hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp,cho phép tổ chức nước ngoài bỏ vốn vào xử lý.... "- ông Hùng nói và tiết lộ, VAMC đang xây dựng phương án để tăng mô hình tổ chức theo hướng hiệu quả hơn, đồng thời từ nay tới năm 2014 xây dựng phương án mua nợ xấu theo giá thị trường.
InforNet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao giá vàng thế giới lao dốc hơn 2%?
Nhận diện động lực sẽ giúp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển
Giá ngoại tệ ngày 12/11/2024: USD tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 12/11/2024: Cà phê, hồ tiêu giữ mức ổn định
Cảnh báo mạo danh Amazon để lừa đảo người tiêu dùng
Giá heo hơi ngày 12/11/2024: Duy trì mức giá cao trên toàn quốc
Cột tin quảng cáo