Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng xử lý nợ xấu
Cụ thể, theo nội dung văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần triển khai một số nội dung sau:
Rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại của tài sản bảo đảm, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để xác định hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phòng rủi ro, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012;
Căn cứ tình hình kinh doanh và xử lý nợ xấu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 ở mức hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu trong năm 2012;
Tích cực phân loại nợ đầy đủ và chủ động sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 theo Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN;
Chủ động phối hợp với khách hàng để xem xét cơ cấu lại nợ; thu hồi nợ đến hạn và quá hạn; tích cực xử lý tài sản bảo đảm; đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro được theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán để thu hồi vốn theo đúng quy định của pháp luật.
Trong các phiên họp quốc hội gần đây, vấn đề nợ xấu là một chủ đề nóng được nhiều đại biểu đề cập. Có ý kiến cho rằng nợ xấu đang là "cục máu đông" làm tắc nghẽn hoạt động của nền kinh tế. Theo đại biểu Trần Du Lịch, không nên chuyển giao hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu cho nền kinh tế, mà cần phải được xử lý bằng cách yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn này.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, việc trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng được kiểm soát rất tốt trong thời gian qua. Từ đầu năm đến nay riêng trích lập dự phòng rủi ro mới của các tổ chức tín dụng đã tăng lên khoảng 14 nghìn tỷ đồng, đưa tổng số dư trích lập dự phòng rủi ro còn đến thời điểm hiện nay, kể cả trích lập dự phòng chung lẫn trích lập dự phòng riêng, xấp xỉ 75 nghìn tỷ đồng.
Thảo Nguyên (Theo VnMedia)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua