Phân tích

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn người nước ngoài chuyển tiền mua bán nhà ở Việt Nam

(DNVN) - Các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện mua, bán nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn trả lời kiến nghị của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) về việc hướng dẫn chuyển khoản tiền mua, bán nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện mua, bán nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Ảnh minh họa.
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện mua, bán nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Ảnh minh họa.

Trước đó, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã gửi liên tiếp hai công văn (Công văn số 47/CV-HoREA và 53/CV-HoREA) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn chuyển khoản tiền mua nhà ở, vay để mua nhà ở và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện các cơ quan có quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam gồm: Cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) hay Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố.

Việc chuyển tiền mua nhà ở từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà được thực hiện theo các thủ tục quy định tại Thông tư 16/2014/TT-NHNN ngày 1/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 70/2014/NĐ-CP.

Về việc vay vốn để mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001.

Việc cho vay mua nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo Quyết địnhh về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.

 

Trong một diễn biến khác, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) cũng có công văn trả lời kiến nghị của HoREA về việc đề xuất Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hà Nội và TPHCM cũng là cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài.

Trả lời công văn của HoREA, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, sẽ không bổ sung Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội và TP.HCM là cơ quan thẩm quyền giải quyết nguồn gốc người Việt Nam ở nước ngoài theo kiến nghị của HoREA.

Hiện các cơ quan có quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam gồm: Cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) hay Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố.

VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo