Ngân hàng sợ bị "bóc mẽ", vội vàng chạy bán nợ xấu
Các ngân hàng thương mại đang xếp hàng bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) "chạy" Thông tư 02 sẽ được thực thi vào ngày 1/6/2014, mặt khác vẫn muốn xin giãn thời gian thực hiện Thông tư này vào năm 2015. Cùng lúc, Thủ tướng cũng chỉ đạo các ngân hàng về việc xử lý nợ xấu.
Xóa nợ xấu "ảo ảnh"
Thông tư 02/2013 đáng ra được áp dụng vào 1/6/2013 nhưng đã lùi lại 1 năm, quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng sẽ siết chặt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, kết quả phân loại nợ còn có sự điều tiết của một bên thứ 3 là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của NHHH sẽ khiến việc kiểm soát nợ xấu chặt chẽ hơn và có nguy cơ nợ xấu tăng nóng.
Hiện, một mặt các ngân hàng đang "xếp hàng" bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để "chạy" Thông tư 02, mặt khác vẫn kiến nghị để giãn thời gian thực hiện thông tư vào năm 2015 thay vì giữa năm 2014.
Theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc thực hiện thông tư 02 vào 1/6/2014 là cần thiết do những quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro rất chặt chẽ, tất cả các vấn đề liên quan đến nợ xấu được minh bạch, rõ ràng.
"Nếu cứ nhùng nhằng, hoãn Thông tư 02 lại thì có cảm giác chúng ta đang sống trong ảo ảnh. Cần can đảm chấp nhận mất mát thì mới giải quyết nợ xấu được", ông Hiếu nói.
Cũng theo TS Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng hiện đang cố gắng xử lý nợ xấu, VAMC cũng đang mua nợ xấu nhưng nợ xấu chưa hoàn toàn là nổi lên bề mặt để nhìn rõ vấn đề trầm trọng đến mức nào.
"Những con số nợ xấu hiện nay mới chỉ dựa vào các con số của các Ngân hàng công bố. Con số này có thể không thể hiện hoàn toàn vấn đề nợ xấu do một số khoản nợ đã được tái cơ cấu nhưng lại không có khả năng phục hồi", ông Hiếu nói.
Đồng tình với quan điểm của TS Nguyễn Trí Hiếu, TS Lê Xuân Nghĩa Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI) cũng cho biết, cho dù khi áp dụng Thông tư 02 nhiều quan ngại cho rằng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trong hệ thống vẫn chỉ mới được “làm đẹp trên giấy” nhưng dù sao áp dụng còn hơn không, vì một phần cái xấu cũng sẽ bộc lộ; hệ thống tài chính sẽ được tái cơ cấu tốt hơn.
Viện đến nhà tài chính quốc tế?
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu khi giải quyết nợ xấu, ngân hàng có thể sẽ mất vốn nhưng quan đó có thể đánh giá xem các Ngân hàng có khả năng chịu đựng nổi việc mất vốn đó không, nếu không thì lại phải viện đến các nhà tài chính quốc tế.
Mới đây, tại hội nghị toàn ngành Ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu ngân hàng kiên quyết xử lý sở hữu chéo, nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng.
"Những ngân hàng còn yếu kém, nếu không kiên quyết thì sẽ dẫn tới khó khăn. Ngân hàng nào khó khăn thì tự giác làm đi. Sân sau, sở hữu chéo, lũng đoạn, làm ngân hàng cho công ty mình vay rồi đổ vào bất động sản, rồi hàng đống nợ", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Theo đó, phương pháp được Thủ tướng đưa ra để giải quyết tình trạng sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng phải dùng văn bản pháp quy, ngăn chuyện rút vốn của cổ đông lớn bằng luật pháp và thể chế.
Thủ tướng bày tỏ sự quan ngại lớn về vấn đề nợ xấu khi ông đề cập đến con số vẫn ở khoảng 8% theo các tiêu chí giám sát, thay vì con số khoảng 4,6% mà các tổ chức tín dụng báo cáo.
“Để giảm nợ xấu trở về 2 - 3% như Thống đốc báo cáo trước Quốc hội thì còn nặng nề, còn khó khăn lắm”, Thủ tướng nhìn nhận.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Cột tin quảng cáo