Quốc tế

Ngân hàng thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu

Ngân hàng thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ được cải thiện và giá nhiên liệu thấp tuy nhiên không bù đắp được những kết quả đáng thất vọng từ châu Âu cho tới Trung Quốc.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng 3% trong năm 2015, giảm hơn so với dự báo 3,4% hồi tháng 6 theo báo cáo thường niên về triển vọng kinh tế toàn cầu được phát hành ngày hôm nay tại Washington.

 

Bản báo cáo cũng cho biết thêm những dấu hiệu về một sự chênh lệch ngày một tăng giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, mặc dù đã ấp ủ một sự lạc quan rằng sự sụt giảm giá dầu sẽ làm tăng sản lượng ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới.

 

Rủi ro đối với sự phục hồi toàn cầu có vẻ như đang ngày “xích lại gần hơn”, với những mối nguy hiểm bao gồm cả sự gia tăng đột biến trong những biến động về tài chính do lãi suất ở các nền kinh tế chủ đạo tăng ở các mốc thời gian không dự đoán được.

 

Yếu tố bất lợi tiếp theo là sự tăng cường những căng thẳng chính trị và tình trạng trì trệ kéo dài ở khu vực châu Âu hay Nhật Bản. Ngoài ra mức độ giá dầu thấp gây áp lực về tài chính ở các nước sản xuất dầu cũng góp phần không nhỏ vào sự bất ổn của kinh tế toàn cầu.

 

Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới Kaushik Basu trả lời các phóng viên trong một cuộc hội nghị gần đây “Nền kinh tế toàn cầu hiện nay quá cồng kềnh so với những hiệu quả mà nó có thể mang lại. Giống như một đoàn tầu lớn với những toa tầu dài dằng dặc chỉ được kéo bởi một động cơ duy nhất, là người Mỹ. Điều này không mang lại một triển vọng tươi sáng cho thế giới”.

 

Trong báo cáo gần đây nhất tổ chức Ngân hàng Thế giới đã phải cắt giảm ước tính tăng trưởng toàn cầu của mình trong bối cảnh sự phục hồi ảm đạm khiến các nhà hoạch định chính sách không ít lần thất vọng. Quỹ tiền tệ Quốc tế cũng cắt giảm triển vọng tăng trưởng năm 2015 xuống 3,8% do nhu cầu yếu và nợ đọng từ cuộc khủng hoảng tài chính. IMF có kế hoạch cập nhật dự báo của mình vào tuần tới.

 

Khu vực đồng tiền chung Euro gồm 19 quốc gia theo dự tính của ngân hàng thế giới có mức phát triển là 1,1% trong năm 2015 giảm so với ước tính  hồi tháng 6 là 1,8%. Trung Quốc giảm từ ước tính 7,5% tăng trưởng hồi tháng 6 xuống còn 7,1%. Về phía Nhật Bản, dự báo tăng trưởng cũng giảm từ 1,3% hồi tháng 6 xuống còn 1,2%.

 

Theo ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã phát biểu “ Trong môi trường kinh tế đầy biến động này, các nước đang phát triển nên có một chính sách khôn ngoan để sử dụng nguồn lực một cách hữu hiệu nhất, hỗ trợ các chương trình xã hội, đồng thời tiên hành cải cách đầu tự vào con người. Điều tối quan trọng là các nước cần phá bỏ mọi rào cản không cần thiết để đầu tư vào khối tư nhân. Cho đến nay khối tư nhân vẫn là nguồn tạo việc làm lớn nhất và giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo”.

 

Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cho biết giá dầu trung bình đang giảm 32% trong năm nay, và sự suy giảm đó khiến GDP toàn cầu tăng khoảng 0,5%.

 

Tuy nhiên yếu tố này sẽ tác động đến tăng trưởng toàn cầu yếu hơn vào năm 2015 và 2016 vì những dự đoán giá dầu giảm sẽ khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn, và sự phân phối thu nhập sẽ dịch chuyển từ các nước sản xuất dầu sang phía người tiêu dùng toàn cầu.

 

“ Đó cũng là một thách thức kinh tế cho các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà kinh tế học, khi xu hướng trái chiều ngày một mạnh và có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng toàn cầu. Và sẽ có kẻ thắng người thua khi giá dầu giảm mạnh” nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới Kaushik Basu chia sẻ thêm.

Minh Châu (theo Forbes)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo