Ngành kính Việt Nam đứng đầu khu vực về sản lượng.
Đánh giá về tiềm lực công nghệ của ngành kính và thủy tinh, ông Nguyễn Trần Nam , Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận xét, “kính xây dựng và các sản phẩm kính khác, về mặt sản lượng Việt Nam hiện nay đứng hàng đầu khu vực. Sản phẩm kính và các mặt hàng thủy tinh của Việt Nam ngày càng đa dạng. Không chỉ có kính xây dựng và các sản phẩm bao bì thủy tinh chai lọ mà hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện các nhà sản xuất, sản xuất những loại kính mang hàm lượng công nghệ và giá trị rất cao. Việt Nam đã có nhà máy sản xuất sản lượng 500 tấn/ngày, với sản phẩm kính siêu trong, siêu phẳng làm pin mặt trời, phục vụ xuất khẩu 100%”
Việt Nam cũng đã có nhà máy kính siêu mỏng, độ dày chỉ 1/10- 2/10 mm để phục vụ cho sản xuất các sản phẩm ipod, iphone.
Ông Nam cho biết, sắp tới đây sẽ có sản phẩm kính được đầu tư bởi các nhà sản xuất trong nước là kính low-E- kính tiết kiệm năng lượng, và các sản phẩm kính trang trí ngày càng đa dạng.
Song song với việc sản xuất kính phẳng là kính nguyên liệu thì công nghệ gia công kính cũng có bước phát triển vượt bậc.
Báo cáo mới đây của Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam cho biết, hiện tại, Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm kính nổi chất lượng cao dùng để làm kính phủ tiết kiệm năng lượng. Trong khí đó, Công ty TNHH Thủy tinh OI-BJC Việt Nam đã sử dụng nguồn LPG làm nhiên liệu chính. Thời gian tới, khi nhà máy khí Tiền Hải – Thái Bình hoàn thành thì nhà máy thủy tinh Sanmiguel cũng sẽ nghiên cứu sử dụng CNG (compress Natural Gas) cho sản xuất nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu, nâng cao hiệu suất, thay thế hoàn toàn việc sử dụng dầu FO.
Hiện nay, Việt Nam có năm đơn vị sản xuất kính nổi, trong đó có một đơn vị sản xuất kính trắng phục vụ xuất khẩu, ba đơn vị sản xuất kính cán.
Ngoài ra, hai nhà máy sản xuất thủy tinh chai lọ có công suất 400 tấn/ngày, có thể cung cấp đầy đủ cho thị trường trong nước và khoảng 20% cho xuất khẩu.
Hai nhà máy sản xuất bóng đèn công suất đạt 70 tấn/ngày đáp ứng đủ cho thị trường trong nước đồng thời xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Công nghệ kính kéo đứng và kéo ngang lạc hậu đã được thay thế bằng công nghệ kính nổi. Chất lượng của kính nổi Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn kính nổi của các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên vấn đề về tiết kiệm năng lượng và tăng tỷ lệ thu hồi vẫn còn là vấn đề lớn đối với ngành kính của Việt Nam.
Đánh giá sự vươn lên vượt bậc của ngành vật liệu xây dựng nói chung, ngành kính và thủy tinh nói riêng, Thứ trưởng Nam cho biết, các doanh nghiệp ngành kính cần mở rộng hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa quan hệ quốc tế. Theo thứ trưởng, điều đặc biệt quan trọng là phải có tầm nhìn chiến lược, có định hướng sản xuất kinh doanh, về công nghệ để làm mục tiêu.
Hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong nước làm sao có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong điều kiện quốc gia láng giềng có năng lực sản xuất rất mạnh về vật liệu xây dựng, trong đó có ngành sản xuất kính và thủy tinh.
Ông Nam khẳng định, đây cũng là niềm tự hào của chúng ta khi gặp đối tác có sự phát triển rất lớn, sức cạnh tranh rất lớn, nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn tồn tại và không những thế còn không ngừng phát triển
Việt nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta đang đầu tư rất nhiều vào một trong những điểm nghẽn mà chúng ta xác định là hạ tầng kỹ thuật cho đất nước. Trong đó đặc biệt là các công trình về giao thông, các công trình về kinh tế xã hội lớn, những việc này đòi hỏi một tảng về vật liệu xây dựng rất đa dạng, rất cao và đòi hỏi chất lượng tốt.
Trong mấy chục năm qua ngành vật liệu xây dựng Việt Nam có thể nói có sự tăng trưởng vượt bậc. Chúng ta có thể nói trong các loại vật liệu xây dựng cơ bản Việt Nam hầu hết đã đứng vào top 5 top 10 trên thế giới, như xi măng chúng ta đã đứng vào top 5, gạch ceramic cũng đứng vào top 5 trên thế giới và thuộc loại hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.
Ông Nguyễn Trần Nam , Thứ trưởng Bộ Xây dựng
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước