Nghỉ Tết dài, sức mua yếu
Chỉ còn hai tháng nữa là đến đến âm lịch. Thời điểm trước Tết người tiêu dùng lại cùng chung lo lắng hàng hóa thiết yếu liệu có bị đẩy giá lên so với ngày thường hay không.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội thì năm nay cầu vẫn yếu, hàng hóa không có biến động nhiều: “Năm nay tết đến muộn một tháng cho nên các doanh nghiệp có nhiều thời gian chuẩn bị. Như tôi theo dõi thì các doanh nghiệp, siêu thị chuẩn bị hết sức dè dặt, thậm chí có đơn vị mua đến đâu bán đến đó, có đơn vị giao lưu hàng đổi hàng để giải quyết hàng tồn kho. Tôi nhắc lại là sức cầu rất yếu, người dân chỉ mua hàng hóa thiết yếu. Đặc biệt là năm nay được nghỉ Tết 9 ngày nên họ sẽ đi xa khá nhiều, tiêu thụ hàng hóa ở thành phố sẽ giảm. Bên cạnh đó, lực lượng người nghèo chiếm 85% với mức lương chỉ từ 3-4 triệu thì sức mua cũng sẽ khiêm tốn”.
Nói về giá cả năm nay, ông Phú dự đoán năm nay không có biến động gì lớn. Từ Tết ông Công ông Táo trở đi cho đến 28 tết chỉ có một số mặt hàng như thịt gà, thủy hải sản tươi sống, rau quả cao cấp có thể biến động mạnh hơn.
Bên cạnh đó, ông Phú cũng chia sẻ thêm, từ trước đến nay có tình trạng giá xăng tăng thì hàng hóa cũng té nước theo xăng nhưng hiện nay giá xăng đã giảm mạnh. Mới nhất là ngày 22-12, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đã giảm đồng loạt với mức sâu nhất trong năm: xăng A92 giảm 2.050 đồng/lít còn 17.880 đồng/lít. Giá xăng giảm 12 lần trong mấy tháng nay- đó là tin mừng cho người tiêu dùng nhưng niềm vui chưa thật sự trọn vẹn vì giá vận tải, giá hàng hóa chưa giảm hoặc giảm rất ít, chưa tương xứng với mức giảm 20- 30%. Gía cả hiện nay đang ở mức cao, vô lý do nhiều nguyên nhân mà một phần là do giá xăng giảm mà hàng hóa không giảm.
Điều này cần sự thúc đẩy của cơ quan quản lý nhà nước tác động vào, thậm chí có thể kiểm soát vào giá thành của những đơn vị lớn về vận tải và kinh doanh hàng hóa để có thể hạ giá thành sản phẩm nhất là dịp Tết và các ngày lễ sắp tới.
Đánh giá về chương trình bình ổn giá, ông Phú cho hay: “Cách làm chương trình bình ổn giá ở Hà Nội và Thành phố HCM khác nhau. TP HCM đã bỏ bình ổn giá theo lãi suất 0% và tạo kết nối cung cầu rất hiệu quả. Chỉ số giá luôn luôn thấp hơn Hà Nội. Còn Hà Nội vẫn giữ bình ổn giá mấy trăm tỷ/năm. Bình ổn giá này cũng tốt nhưng với tỷ lệ áp đảo thị trường chỉ ở mức 5- 8% thì không có giá trị để áp đảo thị trường. Hơn nữa bình ổn 70% tập trung ở siêu thị nên chỉ có ý nghĩa là chỉ bình ổn cho người giàu, và nhóm mặt hàng không đại diện cho chung xã hội tiêu dùng, hàng trăm mặt hàng hằng ngày của người dân. Đó là lý do bình ổn ở Hà Nội không đạt kết quả cao. Theo tôi cần phải bỏ bao cấp cung cầu, không ngăn sống, cấm chợ, tổ chức lại sản xuất…điều đó mới hiệu quả”.
Ông Phú nhìn nhận, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm. Cầu giảm là tác động chính khiến CPI đứng yên. Cầu giảm do thất nghiệp, công ăn việc làm không đủ sống…với sức mua như vậy thì hàng hóa Tết khó lòng tăng giá. Biện pháp kích cầu là phải tạo công ăn việc làm, hạ giá những sản phẩm cần phải hạ giá, giải quyết hệ thống phân phối tốt để tránh khâu trung gian đẩy giá lên một cách vô lý. Đồng thời tổ chức lại hệ thống phân phối, sản xuất để tăng năng suất cạnh tranh giá cả, chất lượng với những hàng hóa nước ngoài đang xâm nhập vào Việt Nam và cần đẩy mạnh công tác chống hàng giả, buôn lậu thương mại…nhất là trong dịp Tết sắp tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 31/12/2024: Giảm trong ngày cuối cùng của năm
Vị thế trung tâm nuôi biển - Bài cuối: Quản lý tốt quy hoạch nuôi trồng
Chuyên gia chỉ ra 8 chủ đề đầu tư hấp dẫn năm 2025
Tỷ giá hôm nay 31/12: USD và NDT tiếp tục xu hướng tăng giá
Giá nông sản ngày 31/12/2024: Hồ tiêu biến động, cà phê giảm nhẹ
Giá heo hơi ngày 31/12/2024: Ổn định trên phạm vi cả nước