Quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích ông Trump vì "ngoại giao" qua Twitter

Theo Ngoại trưởng Mỹ khó diễn tả một quyết định chính trị phức tạp bằng 140 ký tự thông qua Twitter.

Sử dụng blog ngắn trên Twitter không phải phương pháp giao tiếp tốt nhất cho Tổng thống đắc cử Donald Trump bàn về các vấn đề chính trị quốc tế. Ngoại trưởng John Kerry nêu ý kiến này trong cuộc phỏng vấn với ABC News.

"Tôi không nghĩ rằng 140 ký tự có thể xử lý thỏa đáng những lựa chọn phức tạp mà chúng ta sẽ thực hiện," ông nói.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông không bao giờ dùng ​​microblog bình luận chính trị quốc tế. Ông hy vọng chính phủ mới sẽ chọn phương pháp giao tiếp khác.

Ngoại trưởng John Kerry.

Thời gian qua, ông Trum đã làm dậy sóng dư luận thế giới bằng cách thường xuyên đưa ra những thông điệp kịch tính trên tài khoản Twitter cá nhân, khác xa chính sách lâu nay của Mỹ. Cũng trên mạng xã hội này, ông đã có một số bình luận gây tranh cãi về Trung Quốc.

Một trong những dòng tweet gần đây nhất của Tổng thống đắc cử Trump có liên quan đến Hàn Quốc là phản ứng trước lời đe dọa của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngay trong Năm mới, khi ám chỉ Triều Tiên đang tiến gần đến việc thành công "phóng một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhằm vào các mục tiêu ở Mỹ”.

Trong dòng tweet của mình, ông Trump đã thẳng thừng tuyên bố: “Chuyện đó sẽ không xảy ra”. Đây cũng là lần đầu tiên dư luận thế giới thấy rõ thái độ của chính quyền Washington sắp tới về chương trình xây dựng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Sau khi chiến thắng bầu cử, thay vì tiếp quản lối chính trị truyền thống, ông Trum lại khiến quan chức ngoại giao các nước đứng ngồi không yên khi thường xuyên đưa ra những thông điệp đối ngoại nhạy cảm trên tài khoản Twitter cá nhân.

Trong khi một số nước như Hàn Quốc sẵn lòng chấp nhận và tiếp cận lối ngoại giao mới của ngài Tổng thống sắp nhậm chức này của Mỹ thì vẫn còn các quốc gia phản đối, điển hình là Trung Quốc, chỉ trích “việc nghiện ngoại giao Twitter là không khôn ngoan”.

 

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo