Người dân châu Âu ủng hộ lệnh "cấm cửa" người Hồi giáo của Trump
Trong khi đó, các nhà phân tích viện nghiên cứu London Chatham House cho rằng người dân châu Âu ngày càng phản đối người nhập cư từ các nước Hồi giáo, theo Sputnik.
Ngay trước khi Trump ký nghị định nhập cư, các chuyên gia đã tiến hành một cuộc khảo sát 10.000 người tại 10 quốc gia châu Âu, đề nghị họ bày tỏ thái độ của mình đối với tuyên bố: "Cần chấm dứt nhập cư từ các quốc gia có dân số chủ yếu là người Hồi giáo" thì có tới 55% số người được hỏi đồng ý với điều này.
Bên cạnh đó, các cuộc điều tra liên quan đến công dân của Bỉ, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Áo, Anh, Hungary và Ba Lan. Ở một số quốc gia như Pháp, Bỉ và Anh có tỷ lệ dân số Hồi giáo khá cao.
Trong các nước khác, chẳng hạn như Ba Lan và Hungary không có thực tế như vậy. Tuy nhiên, những khác biệt này đã không được phản ánh trong thái độ của người trả lời về người Hồi giáo, đáng chú ý, trong số các quốc gia tán thành tuyên bố viện nghiên cứu Chatham House cao nhất có các nước với một tỷ lệ nhỏ dân số Hồi giáo.
Tỷ lệ tán thành cao nhất (71%) là ở Ba Lan. Tiếp theo là Áo, Hungary, Bỉ và Pháp. Đáng chú ý, hầu hết các nước, nơi mà phần lớn những người được hỏi phản đối nhập cư Hồi giáo, đều là trung tâm khủng hoảng nhập cư, hoặc trong những năm gần đây phải chịu hành động tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố bởi những người nhập cư từ các nước Hồi giáo. Ngoại lệ duy nhất là Ba Lan.
Kết luận của viện nghiên cứu Chatham House tương đương với kết quả cuộc khảo sát xã hội học của Trung tâm Pew Research Center, được công bố hồi mùa hè năm ngoái.
Trước đó, ông Trump đã ký ban hành sắc lệnh cấm người tị nạn và công dân 7 nước theo đạo Hồi là Syria, Yemen, Sudan, Lybia, Iran, Iraq và Somalia nhập cư vào Mỹ.
Sắc lệnh của ông Trump được cho là để bảo vệ nước Mỹ trước các nguy cơ khủng bố, ngăn chặn sự xâm nhập của phần tử Hồi giáo cực đoan vào đất nước. Mặc dù vậy, sắc lệnh này gây nên những phản ứng trái chiều tại Mỹ cũng như trong cộng đồng thế giới.
Ngay sau đó, Tòa án ở Seattle đã ra phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh trên toàn nước Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Trump đã kháng cáo và đề nghị khôi phục sắc lệnh ngay lập tức nhưng bất thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo