Người phụ nữ ở Đắk Lắk thu cả trăm triệu đồng mỗi năm nhờ thỏ
Trong một chuyến công tác gần đây tại xã Eaknốp, huyện Ekar (Đăk Lăk), tôi được nghe về câu chuyện một người phụ nữ kiên trì nhiều năm liền, từng thất bại nhiều lần, thậm chí có lần lỗ cả tỷ đồng về việc nuôi thỏ.
Bà Đàm Thị Cậy (51 tuổi) là người phụ nữ tôi muốn nhắc đến. Bà Cậy tâm sự: "Có một lần vô tình bắt được một con thỏ trắng buốt bị lạc. Sau đó, tôi mang về nhà nuôi, con thỏ lớn dần nhưng không có bạn. Do đó, tôi bàn bạc với gia đình để xây chuồng và mua thêm các con thỏ khác để về nuôi, đồng thời làm thêm kinh tế".
Khi được sự đồng ý của gia đình, bà Cậy ban đầu mua 5 con rồi lên đến hơn 20 con thỏ để về nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đợt thỏ lần đầu tiên, bà bị thất bại, bởi những con thỏ trong chuồng bị dịch bệnh và chết.
Kể từ đó, bà Cậy băn khoăn và lấy sổ ra ghi lại quá trình chăm sóc, thức ăn cho thỏ hằng ngày. Rồi bà Cậy lần lượt mua hơn 37 con về thử nghiệm nhưng lịch sử lại lặp lại với cô, đàn thỏ tiếp tục chết không rõ nguyên nhân.
Nhiều lần như thế, bà Cậy dường như nản lòng, cứ như ăn phải thuốc gì vậy, cứ nhắc đến thỏ lại thấy thích.
Bà Cậy kể lại: "Nhiều lần như vậy, khiến tôi rất nản lòng, tốn cả tỷ đồng. Cứ mỗi lần thỏ chết, tôi ghi lại quá trình chăm sóc và ghi rõ nguyên nhân để rút ra những kinh nghiệm... Có thất bại rồi sẽ có thành công, nên tôi quyết định nuôi tiếp.
Sau khi lỗ gần cả tỷ đồng, thì tôi mới thành công khi gây dựng được đàn thỏ 4.000 con. Tôi bắt đầu xây dựng 2 trại thỏ với tổng số 4.000 con, loài tai dài này thường mắc chủ yếu các loại bệnh tụ huyết trùng, nấm ghẻ, tiêu chảy. Vì rút kinh nghiệm từ các lần thất bại trước, nên khi phát hiện thỏ bị bệnh, tôi phải tách đàn ngay lập tức, cần chú ý khâu tiêm văcxin phòng 6 tháng/lần để kiểm soát được bệnh xuất huyết của thỏ".
Từ một người thất bại, không có chút kiến thức về chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ, thế nhưng giờ, thu nhập của bà Cậy hoàn toàn khác hẳn. Theo bà, thức ăn của thỏ chủ yếu là cỏ voi, cỏ mật... và thêm một ít cám.
"Thỏ ăn 2 lần/ngày, vệ sinh phòng cẩn thận, không để nóng quá sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảy và cũng không được để chuồng quá lạnh sẽ khiến thỏ phát triển chậm, nấm ghẻ... Phải chú ý đến những con thỏ mới sinh ra, nếu không bú phải trực tiếp thì bắt lên giữ chặt cho bú, nếu không bú, thỏ con sẽ còi cọc, phát triển chậm và chết”, bà Cậy nói.
Hiện, trang trại nuôi thỏ của bà Cậy nuôi 4000 con với thu nhập mỗi năm rủng rỉnh 200 triệu đồng. Bà Cậy bán thỏ giống với giá 120 nghìn đồng/kg; 70-75 nghìn đồng/kg đối với thỏ thịt. Ngoài ra, gia đình bà Cậy đang tập trung nuôi thêm chim bồ câu Pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024