Chân dung

Người thành công từ những chữ “điên- Kỳ IV. Đã là thương hiệu, đã hết điên

DNHN - Sự kiên nhẫn của Ngọc ba điên đã được đền đáp. Người già tìm đến an dưỡng ngày một đông. Từ năm cụ đầu tiên, nay trung tâm của anh đã có hai cơ sở chăm sóc hơn 200 cụ

Người đàn ông có biệt danh là Ngọc ba điên, người đi đầu trong việc mở viện dưỡng lão tư nhân ở Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động, vượt qua bao khó khăn vất vả để chứng minh rằng mình không điên, để khẳng định rằng mình là người đàn ông có tầm nhìn. Nay anh có thể tự hào bởi ước mơ thời tuổi trẻ của anh đã thành hiện thực.

 

Giữa tháng tư nắng đổ lửa, tôi đến trung tâm để lấy tư liệu cho bài viết này, thả mình vào không gian xanh mát, với  những hàng cây  tỏa bóng khắp khu vườn nên cũng cảm nhận được sự thoáng đãng lãnh mạnh cho sức khỏe của tôi chứ chưa nói nó giá trị thế nào với người già.

 

Không gian sống trong lành hiếm hoi ấy chẳng cách sự ồn ĩ nườm nượp xe pháo, cái nóng hầm hầm của bê tông thời hiện đại bao xa. Chỉ cần rẽ từ đường Phạm Văn Đồng, mạn cầu Thăng Long, Hà Nội vào dăm cây là tới.

 

Trung tâm này có hai dãy nhà được thiết kế khá hợp lý và sáng tạo, nằm  ngay dưới những tán cây để tận dụng sự râm mát của thiên nhiên.

 

Theo chân anh Ngọc, giờ chắc ai điên mới bảo anh điên, tôi dạo một vòng quanh khuôn viên gần 7000m2 của cơ sở 1

 

Theo chủ nhân của nó, Trung tâm được chia ra các khu vực riêng biệt, có phòng tập thể dục với đầy đủ các loại máy móc phù hợp với người cao tuổi như máy tập phục hồi chức năng, dụng cụ tập thể lực của người già. Cũng có cả hội trường lớn để các cụ sinh hoạt chung như xem tivi, đọc báo, sinh hoạt văn nghệ, ăn uống.

 

khu chăm sóc tích cực dành cho các cụ rất yếu cần chăm sóc nhiều về y tế. Khu chăm sóc tích cực được đầu tư thiết bị y tế đầy dủ với hệ thống ôxy trung tâm, máy tạo ôxy, máy hút đờm dãi … Ở đây như một bệnh viện thu nhỏ, luôn luôn có hai bác sỹ và y tá tuc trực.

 

Qua khu  dành cho các cụ khỏe mạnh và minh mẫn. Tất cả được sắp xếp, bố trí thành từng góc riêng cho từng cá nhân, có quạt diện, ti vi, tủ đựng quần áo riêng biệt, có phòng vệ sinh và phòng tắm khép kín  sạch chẳng kém nghỉ hang sang dân ta hay vào.

 

Thậm chí trung tâm còn có phòng dành riêng cho những cặp vợ chồng. Anh nói thêm: “từ khi thành lập đến nay đã có sáu cặp vợ chồng tình nguyện vào đây sống.”

 

Trên đà thắng lợi, giữa năm ngoái anh mở thêm cơ sở 2 tại khu dân cư Lâm trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tổng diện tích của cơ sở 2 là 5ha, với hồ câu cá, hồ bơi, sân tennis, không gian xanh, thoáng đãng, yên tĩnh, thích hợp cho các cụ đến nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

 

Nếu ngày nào đó bạn gặp cảnh  các cụ già đang chơi tennis, câu cá, hay chỉ đơn giản là tản bộ bên hồ cũng đừng lấy làm lạ … Cả thảy trung tâm này có khoảng 250 giường, chia thành nhiều khu và nhiều loại phòng phù hợp với từng nhóm bệnh cần chăm sóc.

 Giờ chăm sóc sức khỏe

 

Thành công này ngoài cơ sở vật chất và dịch vụ tốt thì cũng khó bỏ qua công sức của đội ngũ nhân viên gồm các bác sỹ, y tá, điều dưỡng trẻ đầy nhiệt huyết.

 

Bằng tất cả lòng nhiệt tình anh đã đào tạo được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, họ đã đem những kiến thức và sự thành thạo của mình để phục vụ những người cao tuổi đến sống tại trung tâm. Hiện tại đang có khoảng gần 100 nhân viên đang làm việc tại trung tâm của anh.

 

Nói với tôi về anh Nguyễn Tuấn Ngọc, chị Nguyễn Thị Thu kể với một thái độ đầy tôn trọng. Đêm nào anh cũng dậy vài lần để kiểm tra từng giấc ngủ của các cụ, và đi tuần để nhắc nhở nhân viên. Đêm hôm các cụ có vấn đề gì anh có thể trực tiếp lái xe đưa các cụ đi bệnh viện. Hàng ngày anh vẫn thường xuyên đi kiểm tra phòng, kiểm tra các bữa ăn của các cụ.

 

Chị Thu nói: “Anh Ngọc là người rất tâm huyết với nghề này. Ở đây giám đốc cũng lăn lộn như nhân viên. Hồi đầu giám đốc còn là người đi chợ, là người nấu ăn. Và cùng chăm sóc các cụ với chúng tôi”.

 

Thỏa nguyện nghề nghiệp có lẽ là cái mà anh gieo được vào long mỗi nhân viên ở đây chứ không phải vấn đề lương bổng. “Lương nhân viên thì một tháng ba triệu hoặc hơn nếu làm cả ca đêm và thêm giờ, tuy nhiên giám đôc đã lo chỗ ăn ở cho nhân viên tại trung tâm nên cuộc sống cũng tạm ổn. Với công việc đặc thù này phải người có tâm, có đức mới làm  được”, một cô nhân viên nói như học thuộc, nhưng nhìn vào công việc của họ, mới hiểu và tin là họ nói thật long.

 

Người đã hết điên tâm sự rất khiêm tốn rằng, sau hơn 10 năm nhìn lại: “Cái được lớn nhất là tạo ra cho xã hội một nghề mới. Đồng thời xóa tan phần nào những định kiến của xã hội về nhà dưỡng lão. Và xã hội hóa phần nào việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam.”

 

Ở mức thành công này, anh được quyền ấp ủ rất nhiều dự định, ước mơ. Ước mơ lớn nhất của anh là trong tương lai không xa Trung tâm dưỡng lão Thiên Đức sẽ trở thành một Viện dưỡng lão đạt chuẩn quốc tế. Để những người cao tuổi ở Việt Nam được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất khi bước vào tuổi xế chiều.

 

Một cán bộ ngành y cũng nói, khi xã hội càng phát triển, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng. Với xu thế phát triển như hiện nay. Dự kiến đến năm 2036 tỷ lệ người già ở Việt Nam sẽ chiếm 26% dân số. Việt Nam cần phải có nhiều nhà dưỡng lão như Thiên Đức mới có thể đáp ứng được nhu cầu và gánh vác cùng xã hội.

 

Nguyễn Trâm

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo