Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc thịt lợn sạch
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, về xây dựng Dự án Mô hình Chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm và Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn TP .HCM; ngày 15/8/2016, UBND TP. HCM đã ban hành Quyết định số 4199/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo thuộc Dự án Mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2016-2020.
Sở Công thương TP. HCM, đề án đã nhận được sự tham gia tích cực của 11 cơ sở giết mổ, 15 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi: với gần 1.000 trang trại, có khả năng cung cấp 100% lượng tiêu thụ của thị trường Thành phố, trong đó có nhiều đơn vị có thương hiệu và quy mô lớn với quy trình sản xuất hiện đại và khép kín như: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed Việt Nam, Tập đoàn Masan, Công ty TNHH Anh Hoàng Thy, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, Công ty TNHH CJ Vina Agri, Cty CP Nông nghiệp Velmar, CTy TNHH TM – SX Trại Việt, Cty CP Anova Farm, An Hạ,... có các trang trại chăn nuôi, chủ yếu tại các tỉnh lân cận Thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An...
Đối với hệ thống phân phối truyền thống 2 chợ đầu mối kinh doanh thịt heo là Bình Điền và Hóc Môn đã đăng ký tham gia, chiếm hơn 80% sản lượng thịt cung ứng cho thị trường Thành phố. Trong đó, 100% thương nhân kinh doanh heo mảnh và pha lóc tại chợ Hóc Môn đã tích cực đăng ký tham gia. Loại hình chợ lẻ, có 04 chợ triển khai thí điểm đợt đầu tiên là Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình. Đến nay gần 100% tiểu thương kinh doanh thịt heo tại 04 chợ trên đã đăng ký tham dự.
Đối với hệ thống phân phối hiện đại, đến nay đã có: 5 hệ thống siêu thị với 59 siêu thị đăng ký tham gia, cụ thể: Co.opmart 34 siêu thị, Satramart 02 siêu thị, Big C 08 siêu thị, Aeon 02 siêu thị và 13 siêu thị của hệ thống AeonCitimart. 4 hệ thống cửa hàng tiện lợi với 96 cửa hàng Co.opfood, 88 cửa hàng Satrafood, 05 cửa hàng Sagrifood, 49 cửa hàng Vissan và 02 cửa hàng kinh doanh thực phẩm CP.
Việc triển khai Đề án được triển khai qua 02 giai đoạn: Giai đoạn 01 bắt đầu triển khai thí điểm tại các đơn vị đăng ký tham gia ban đầu từ ngày 10/12/2016 và triển khai chính thức trên toàn địa bàn Thành phố từ 01/3/2017. Trong giai đoạn này, việc quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo sẽ được thực hiện từ cổng trang trại chăn nuôi khi bắt đầu xuất chuồng đến các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, các siêu thị và chợ lẻ.
Giai đoạn 02 sẽ triển khai quản lý theo chu trình khép kín hoạt động sản xuất, chăn nuôi heo từ khi mới sinh cho đến người tiêu dùng, dự kiến tổ chức trong năm 2017 và sẽ nhân rộng quản lý đến các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả và các sản phẩm khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng