Người Việt chi gần 18.000 tỷ nhập phân bón, thuốc trừ sâu Trung Quốc
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 9/2017 đạt 260 nghìn tấn với giá trị 58 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,57 triệu tấn và 955 triệu USD, tăng 19,7% về khối lượng và tăng 16,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 338 nghìn tấn với giá trị đạt 85 triệu USD, giảm 21,9% khối lượng và giảm 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016; phân SA ước đạt 821 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 97 triệu USD, tăng 11% về khối lượng và tăng 8,8% về giá trị so với năm 2016.
Xét về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm tới 39,3% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này và tăng hơn 9,8% về khối lượng và tăng 15,5% giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Một mặt hàng khác mà Việt Nam cũng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc là thuốc trừ sâu và nguyên liệu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu trong tháng 9/2017 đạt 78 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 739 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Đáng chú ý, nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu vẫn chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới 54,2% tổng giá trị của mặt hàng này.
Như vậy, tạm tính, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi khoảng 375 triệu USD để nhập khẩu phân bón và 400 triệu USD nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc, tổng cộng là 776 triệu USD, tương đương khoảng 17.700 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024