Người Việt không còn tiết kiệm nhất thế giới
Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy, có 63% người Việt Nam để dành tiền vào tiết kiệm (so với 76% trong quý trước), đứng sau cả Thái Lan (69%), Singapore và Indonesia (66%).
Cùng với xu hướng tiết kiệm, người tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào các khoản mục lớn. Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy rằng, sau khi chi trả cho các phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 1 trong 3 người tiêu dùng Việt sẵn sàng để chi cho du lịch (38%), mua sắm quần áo mới (36%), các sản phẩm công nghệ mới (31%) , sửa chữa nhà cửa (30%) và các dịch vụ giải trí bên ngoài (29%). Đặc biệt, lần đầu tiên, báo cáo cho thấy 23% người tiêu dùng Việt Nam đã mua các gói bảo hiểm y tế cao cấp.
"Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi lối sống của họ rất nhanh và họ ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho những khoản mục lớn nhằm mục đích nâng cấp đời sống của họ. Điều này phản ánh mong muốn mạnh mẽ của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn" bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc điều hành của Nielsen Việt Nam, đánh giá.
Cũng theo theo báo cáo của Nielsen Việt Nam, niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 2/2017 đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan, đạt 117 điểm (tăng 5 điểm so với quý 4/2016), mức điểm cao nhất trong 5 năm qua.
"Trái ngược với sự biến động của thị trường FMCG trong nửa đầu năm, niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam lại cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Sự tăng trưởng mạnh mẽ chính là kết quả của sự lạc quan khả năng tài chính cá nhân cũng như mức độ sẵn sàng chi tiêu của người Việt. Một lần nữa, những gì chúng ta đang thấy ở đây không phản ánh diễn biến của thị trường mà đó chính là những hy vọng và mong đợi trong tương lai của người tiêu dùng Việt Nam. Trong thời đại của internet, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng theo dõi sát sao hơn đến những gì đang xảy ra trên thị trường, họ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự truyền miệng cũng như thông tin từ các phương tiện truyền thông xã hội và họ cũng nhanh chóng phản ứng với những thông tin đó", bà Quỳnh cho biết.
"Chính điều này góp phần khiến họ trở thành những người tiêu dùng có xu hướng liên tục thay đổi. Do đó, các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cần phải nắm bắt nhanh nhất những xu hướng mới nổi của người tiêu dùng và cần phải hành động nhanh hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng", bà Quỳnh nói thêm.
Báo cáo cũng cho thấy người tiêu dùng ở Đông Nam Á tiếp tục là khu vực có chỉ số niềm tin thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Mặc dù giảm -2pp so với quý cuối cùng của năm 2016, nhưng Philippines đã vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia lạc quan nhất toàn cầu. Xếp thứ 4 toàn cầu là Indonesia với 121 điểm (+ 1pp) trong khi đó Thái Lan tụt xuống vị trí thứ 10 toàn cầu, đạt 107 điểm (-3 điểm). Chỉ số niềm tin ở Malaysia và Singapore đã tăng trở lại với 94 điểm (tăng 10pp) và 89 điểm (+ 3pp), tương ứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động