Môi trường

Người Việt không còn tin vào công dụng của sừng tê giác

Số lượng người Việt có nhu cầu mua và sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam giảm 38%, đó là thông tin được công bố tại cuộc họp báo quốc tế chiều ngày 16/10 do CITES Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Họp báo quốc tế Công bố kết quả thực hiện chiến dịch giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam

Kết quả cuộc khảo sát về mức độ thay đổi nhận thức về sừng tê giác của người dân Việt Nam do Công ty Nielsen-Một công ty quốc tế có uy tín thực hiện về lĩnh vực khảo sát thị trường thực hiện. Đây là kết quả nỗ lực sau một năm thực hiện chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam thực hiện từ tháng 8-2013.  Cụ thể số người tin vào công dụng chữa bệnh của sừng tê giác giảm 53%. Hà Nội là điểm thay đổi lớn nhất với số lượng người có nhu cầu mua và sử dụng sừng tê giác giảm 77%

 
Tiến sĩ Teresa M. Telecky, Giám đốc Bộ phận Loài hoang dã, tổ chức Humane Society Intenational: Kết quả cho thấy mặc dù chương trình mới triển khai thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã có những thành công to lớn trong việc thay đổi nhận thức của người sử dụng sừng tê giác và tác động tích cực đến hành vi của họ. Với kết quả này giúp chúng ta có thêm nhiều hy vọng để đảm bảo sự sinh tồn của loài tê giác.
 
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Cites Việt Nam nhấn mạnh: Chúng tôi vui mừng  khi nhu cầu về sừng tê giác ở Việt Nam đã giảm giảm mạnh nhờ nỗ lực tuyên truyền do Cites Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua. Chúng tôi tin tưởng rằng điều này sẽ góp phần tích cực cùng với các nỗ lực trên toàn cầu bảo vệ  loài tê giác.
 
Phát biểu tại buổi họp báo, ông John E.Scanlon, Tổng thư ký Công ước CITES khẳng định: Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực hiệu quả và thực tế của Việt Nam nhằm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy các nỗ lực đó của Việt Nam mà cụ thể là chương trình tuyên truyền đã đem lại những tác động tích cực đối với nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại đây.
 
Đồng thời ngài Tổng thư ký của Công ước Cites – Công ước quốc tế lớn nhất về bảo vệ động vật hoang dã cũng cho biết: “Chúng ta phải tiếp tục phát huy các nỗ lực hiệu quả này ở tất cả các quốc gia liên quan, bao gồm quốc gia xuất xứ, trung chuyển và tiêu thụ để ngăn chặn và chấm dứt vấn nạn buôn bán trái phép sừng tê giác và giúp phục hồi số lượng quần thể tê giác quay về những năm 2007.
 
Cuộc khảo sát được thực hiện với 1000 người tại 6 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang và Cần Thơ vào tháng 8/2013 và tháng 8/2014 (sau khi thực hiện chiến dịch được 1 năm).
 
Như Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo