Người Việt uống 4 tỉ lít bia là... quá ít, chưa là gì cả!
“Tính đến năm 2017 tiêu thụ ngành bia Việt Nam đạt 4 tỉ lít bia, nghe thì nhiều nhưng nếu chia theo tiêu thụ đầu người 40 lít/người, điều này chưa là gì cả”.
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, cho biết tại Hội thảo Ngành đồ uống Việt Nam-Công nghệ và nguyên liệu mới tổ chức ngày 18/5.
Dẫn số liệu nghiên cứu từ Trường đại học Kirin University về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người/năm, ông Việt chỉ ra hiện nay xếp vị trí thứ 55 trên thế giới về mức tiêu thụ bia bình quân theo đầu người thì Nhật Bản xếp vị trí 55. Cộng hòa Sec đứng đầu với mức tiêu thụ bình quân 143,3 lít/người, còn Việt Nam chưa được xếp hạng.
Theo ông Việt, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành đồ uống nói chung đang phát triển tốt, ngành bia một trong những ngành phát triển tốt hơn, có những thời kì tốc độ tăng trưởng ngành bia trên 20%.
Tuy nhiên, những năm gần đây ngành bia tăng trưởng 5,5%, cụ thể là năm 2017 đạt 5,65%. Trong khi đó, ở những quốc gia phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Trung Quốc... ngành đồ uống không tăng trưởng.
Dù tốc độ tăng trưởng đang đi xuống trong năm năm trở lại đây, và tốc độ tăng trưởng dần dần giảm, có thể về 0, thậm chí là âm. Điều này cho thấy các nhà đầu tư ngành bia hãy hy vọng, so với thế giới, Việt Nam là khu vực đang phát triển.
“Năm nay ngành bia Việt Nam càng khó khăn nên dự báo giỏi lắm tăng trưởng thêm 5%”, ông Việt cho hay.
Vừa qua tỉ phú Thái đã mua bia Sài Gòn và nắm quyền điều hành, các doanh nghiệp có lo ngại sự thao túng thị trường của người Thái thế nào?
Ông Việt cho biết hiện nay cơ chế thị trường, hội nhập là xu thế không thể tránh khỏi. Người Thái đã mua bia Sài Gòn rồi, lo cũng không được nữa, bây giờ không phân biệt trong và ngoài nước nữa. Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội vươn lên. Trong những năm qua Sabeco đã cố gắng, xây dựng nên thương hiệu lớn. Đó là những năm 1995 lúc bấy giờ bia Sài Gòn mới đạt 100 triệu lít đến nay sản xuất 1,7-1,8 tỉ lít bia, chừng ấy thời gian tạo nên thương hiệu, tài sản lớn...bán được 5 tỉ USD. Điều này cho thấy sự cố gắng của những người ở bia Sài Gòn .
Theo ông Việt cho biết thị trường bia Việt Nam nghe là béo bở nhưng nhiều anh “ra đi” nhiều người “chết” vì thị trường này, gồm các thương hiệu trong và ngoài nước như BGI, Sanmiguel, Foster... Hay có một công ty sữa lớn trước đây đầu tư nhà máy bia nhưng sau đó cũng phải bán đi...
Theo ông Việt có nhiều nguyên nhân khiến các thương hiệu bia “ra đi”, đó là do công ty mẹ tái cơ cấu lại, họ thấy vào thị trường Việt Nam lợi nhuận không tốt, không đủ sức cạnh tranh.
“Bán bia vất vả lắm. Ai muốn tồn tại phải giỏi, kinh doanh tốt… Những trường hợp như Heineken hiện nay là một trong những công ty phát triển rất tốt, bia Sài Gòn, còn riêng Habeco cũng đang khó khăn” - ông Việt chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương