Xã hội

Nguồn gốc, ý nghĩa ra đời ngày vía thần Tài

Từ xưa Thần Tài đã là vị Thần quen thuộc với những người kinh doanh buôn bán. Thần Tài giúp bảo vệ của cải, đem tài lộc may mắn đến cho gia chủ.

Về nguồn gốc ngày vía Thần Tài, T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, có ít nhất 2 câu chuyện được dân gian lưu truyền lại.

Một câu chuyện theo truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. 

Tượng Thần Tài thường được để ở nơi có nhiều bụi. Bởi theo quan niệm dân gian, chính bụi bặm sẽ đem lại tiền tài.

Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán. May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng.

Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua. May mắn thay, Thần Tài tìm lại được đúng quần áo của mình. Sau khi mặc quần áo, đội mũ nón, thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.

Theo một điển tích của Trung Quốc, được ghi chép trong "Sưu thần ký", có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có.

Một hôm, vào ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh lại nghèo. Người ta đồn rằng, Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ.

 

Xuất phát từ truyền thống lâu đời của cha ông người Việt Nam, vàng được coi là vật không thể thiếu trong ngày vía Thần Tài. Bởi lẽ, vàng không chỉ có giá trị thiết thực, có khả năng tích trữ cao mà còn mang ý nghĩa cát tường, tài lộc may mắn.

Nhà nhà vẫn có thói quen, rỉ tai mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu may mắn cho một năm tiền bạc rủng rỉnh. Thực tế cho thấy, nhu cầu mua vàng của người dân vào ngày này rất lớn. Tuy nhiên chủ yếu là mua những miếng vàng nhỏ từ 0.5 - 5 chỉ cầu may mắn chứ không mang tính kinh doanh.

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.
Thông thường trong ngày này thường chuẩn bị: 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ tiền vàng mã, 1 đĩa quả, rượu.

Ngoài ngày vía chính Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài nhằm cầu xin may mắn, tài lộc trong tháng.

Nên đọc
Hiền Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo