Nguồn nhân lực Việt Nam: Nhiều nhưng thiếu chất lượng
Đó là nhận định của Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam.
Ông Sitkoff cũng cho biết thêm: “Nguồn nhân lực của Việt Nam là một bất lợi lớn trong chiến lược đầu tư của các công ty công nghệ cao hiện nay”.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp
Trước khi Intel xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên ở Việt Nam trị giá 1 tỷ USD vào năm 2010, công ty đã tiến hành kiểm tra năng lực của 2.000 sinh viên Việt Nam vào năm 2008.
Tuy nhiên, chỉ có 90 sinh viên vượt qua kì sát hạch và chỉ 40 người được tuyển dụng khi đủ khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Một đại diện của Intel thất vọng cho biết đây là kết quả tuyển dụng tồi tệ nhất mà công ty gặp phải.
Thomas Vallely, cựu giám đốc chương trình đào tạo sinh viên Việt Nam tại ĐH Harvard cho biết: "Vấn đề các công ty gặp phải hiện nay là số lượng các sinh viên tài năng là rất nhỏ. Trong khi đó, số lượng lao động chân tay với trình độ tháp lại dư thừa”.
Theo ước tính, Việt Nam cần phải đào tạo được 411.000 nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao tới năm 2018.
Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần tập trung vào việc tạo ra nguồn lực lượng lao động hiệu quả hơn và giảm thiểu các rào cản kĩ năng đối với sự biến đổi lao động.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam cũng được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực công nghệ cao. Các sinh viên của Việt Nam đứng thứ 17/65 về năng lực toán học và đứng thứ 8/65 về năng lực khoa học trong chương trình đánh giá PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế năm 2012, cao hơn cả các nước như Mỹ, Pháp và Nga.
Intel đi đầu công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam
Sherry Boger - Tổng giám đốc Intel Việt Nam, chia sẻ: “Là một công ty công nghệ và một nhà đầu tư dài hạn ở Việt Nam, sự thành công của Intel phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực tại thị trường này. Chúng tôi hiểu rằng ngay từ ban đầu cần phải xây dựng năng lực và phát triển các kĩ năng”.
Nhà sản xuất vi mạch lớn nhất thế giới này đã gửi 73 sinh viên giỏi từ các trường đại học kỹ thuật của Việt Nam sang học bằng cử nhân tại trường ĐH Portland State.
Intel cũng trao học bổng cho các sinh viên Việt Nam để học bằng thạc sỹ tại Học Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourne tại Việt Nam và tặng 300 suất học bổng cho các sinh viên kĩ thuật là nữ giới tại các trường đại học khác để tăng sự đa dạng của lực lượng lao động.
Ngoài ra, các giáo sư tại các trường kỹ thuật của Việt Nam cũng được Intel đài thọ sang Mỹ để học tập phương pháp dạy học mới.
Còn công ty công nghệ TMA Solutions đã áp dụng các chương trình thực tập như một phần trong chương trình học của các trường đại học để chuẩn bị tốt hơn cho các sinh viên khi bước vào môi trường làm việc thực tế.
Công ty Siemens có trụ sở tại Munich, gần đây đã tuyển dụng 300 nhân viên tại Việt Nam, đã hỗ trợ phi lợi nhuân cho các chương trình của Intel để thay đổi phương thức học tập của các sinh viên kỹ thuật tại các trường đại học và trao học bổng cho các sinh viên tài năng.
Santa Clara, một công ty có trụ sở tại Calofornia, cũng cam kết chi 21 triệu USD vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.
Nhờ những nỗ lực không ngừng, Boger chia sẻ: “Chúng tôi đã nhận thấy sự tiến bộ đáng kể trong chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo