Nguyên tắc 10 của hội nghị thượng đỉnh Trái đất RIO + 20
Đó là phát biểu của tiến sỹ Nguyến Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại hội thảo “Phát triển bền vững ở Việt Nam và vai trò của cộng đồng” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 18/7 vừa qua.
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Sinh người vừa từ hội nghị RIO + 20 trở về cho biết: Nguyên tắc 10 của RIO là đề cao vai trò của cộng đồng, cho rằng các vấn đề của môi trường được giải quyết tốt nhất khi đánh giá đúng vai trò của cộng đồng.
Ông cũng nói thêm, hiện nay trên thế giới đã hình thành mạng lưới hoạt động vì nguyên tắc 10. Cộng đồng quốc tế cho rằng trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Trái đất RIO + 20 lần này phải hướng vào việc làm sao để tổ chức thực hiện tốt nhất nguyên tắc 10. Tức là đưa vai trò của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nói về vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam, một số đại biểu cho rằng ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số hạn chế như: Môi trường đất vẫn đang bị suy thoái hóa do xói mòn, rửa trôi, bị ô nhiễm do hóa chất và chất thải công nghiệp ...
Bình quân diện tích đất ngày càng thấp, được xếp thứ 159 trên 200 quốc gia trên thế giới, chỉ bằng 1/6 trung bình của thế giới. Nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng.
Trên phạm vi cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy cung cấp nước sạch cho các đô thị với công suất thiết kế 5,4 triệu m3/ngày đêm, nhưng công suất khai thác chỉ đạt 4,5 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ thất thoát nước sạch ở các đô thị hiện nay khoảng 30%, khoảng 30% dân số đô thị hiện nay chưa được tiếp cận với dịch vụ cung cấp nước sạch.
Nhiều loại khoáng sản đã khai thác quá mức đang dần cạn kiệt. Trữ lượng than Quảng Ninh chỉ còn khai thác trong khoảng 30 năm nữa, trữ lượng dầu ngoài khơi chỉ còn đủ khai thác trong vòng 20 năm ...
Với những tồn tai đó, các đại biểu đề xuất xây dựng bộ chỉ tiêu phù hợp với các mục tiêu chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Xây dựng các kênh thông tin về môi trường tới cộng đồng. Tổ chức các cuộc đôi thoại về môi trường có sự tham gia của cộng đồng. Lấy ý kiến của cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án...
Theo hội thảo, dự kiến đến năm 2020 đạt chỉ tiêu: tỷ lệ che phủ rừng 45%; hầu hết dân cư đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% cơ sở sản xuất đầu tư mới phải được áp dụng công nghệ sản xuất sạch, 80% cơ sở sản xuất hiện có đạt quy chuẩn môi trường; 85% CTNH và 100% chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
Như Trâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo