Nhà khoa học lên tiếng cứu Ba Vì
Khai thác khoáng sản trái phép, các hoạt động du lịch, xây dựng đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội)
Những kiến nghị khẩn thiết đã được đưa ra tại hội thảo “Đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức ngày 20/12 tại Hà Nội.
Bị “băm nát”...
Ngay sau khi dư luận lên tiếng về việc VQG Ba Vì bị bới tung, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã lập tức giao nhiệm vụ tư vấn phản biện “Đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường Vườn Quốc gia Ba Vì” cho VACNE thực hiện. Các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu và khảo sát thực tế tại VQG.
Thực tế cho thấy, ngay cạnh VQG Ba Vì, mỏ pyrite Minh Quang đã bỏ hoang gần chục năm, đất đá, quặng thải vẫn nằm phơi trên mặt địa hình. Các nhà khoa học phản ánh, nước thải ở đây đỏ như máu do giàu sắt và axit sulphuric. Nước rỉ từ mỏ có độ pH rất thấp (khoảng 2-3) và có thể chứa asen là nguyên tố đồng hình với sắt trong mạng tinh thể của pyrite. Vùng mỏ cũ không cây cối gì mọc được trừ cây chút chít rất dễ cháy vào mùa khô. Nước thải mỏ theo dòng suối đổ ra sông, và ngẫm vào bồn nước ngầm. Mỏ amiang xóm Quýt thuộc xã Yên Bài đã được khai thác từ 3- 4 năm trước. Hiện đã khai thác hết bỏ lại khai trường nham nhở gồm những hố sâu hun hút và đất thải bở vụn lẫn các mẩu quặng amiang. Đơn vị khai thác không có hành động gì hoàn phục môi trường.
Tiếp đến là dự án trùng tu Đền Trung, chùa Tản viên (nằm ngay trên code 350 trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc vùng lõi VQG Ba Vì) và đường xe cơ giới lên đền được UBND thành phố HN phê duyệt tháng 9.2011. Hiện nay, chùa Tản viên và bãi đỗ xe đã xây dựng xong, đường lên đền đã thông tuyến và đang được tiếp tục hoàn thiện cầu cống, thoát nước và chống sạt lở. Theo các nhà khoa học, các công trình xây dựng này đều nằm ở sườn phía tây núi Ba Vì. Đây là một sườn địa động lực chạy dọc theo một đứt gãy thuận đang hoạt động. Đây là đới tai biến trượt lở có năng lượng rất cao. Việc thường xuyên phải gia cố taluy đường sẽ khiến cho diện tích đường ngày càng mở rộng, cảnh quan nhân tạo của con đường ngày càng xa rời cảnh quan tự nhiên của VQG.
Dự án xây dựng hồ - đập thủy lợi Đồng Xô do chủ khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà (nằm ngay phía trên hồ Đồng Xô) là đơn vị thi công khiến dư luận cho đây là dự án khai thác vàng trá hình. Thanh tra Bộ NN và PTNT, cảnh sát môi trường, UBND huyện Ba Vì đã tiến hành thanh tra nhưng không kết luận như dư luận đồn thổi. Tuy nhiên khu vực thi công đã gây ô nhiễm nguồn nước suối phía hạ lưu.
Thêm nữa, hoạt động của 6 dự án resort du lịch dưới tán rừng gồm: Thiên Sơn – Thác Ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Tiên Sa và Hội Cựu Chiến Binh cũng cảnh báo hiện tượng làm ô nhiễm môi trường và lấn đất rừng.
Không thể xem nhẹ
Trước thực trạng đáng lo ngại này, các nhà khoa học bày tỏ sự lo ngại về sự “coi nhẹ” biện pháp bảo vệ môi trường đối với VQG. Nhận định về sự việc trên, ông Nguyễn Phi Truyền, Phó giám đốc VQG Ba Vì cho rằng lo lắng của các nhà khoa học và xã hội cũng là trách nhiệm của ban quản lý VQG. Dù rằng các hoạt động khai thác khoáng sản nằm dưới chân núi Ba Vì, không nằm trong ranh giới của VQG phải quản lý, song lãnh đạo Vườn vẫn phải thường xuyên cử cán bộ đến bám sát địa bàn, phòng ngừa tác hại xấu tới vườn.
Riêng hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới môi trường, ông Truyền cho rằng các doanh nghiệp đã nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường.
Hiện nay VQG đã quy hoạch 23 điểm có khả năng phát triển du lịch dưới tán rừng, chỉ cho các đối tác đủ điều kiện thuê (là những doanh nghiệp có khả năng bảo vệ rừng, có đóng góp hợp lí cho sinh kế người dân vùng đệm).
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, không riêng hoạt động khai thác quặng Pirit tại Minh Quang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các dòng suối mà hoạt động khai thác vàng xóm Xoan, xã Vân Hòa và nhiều nơi trong vùng đệm cũng đang làm đục suối chảy từ núi Ba Vì.
GS.TS Ngô Đình Tuấn, VACNE cho rằng, các hoạt động này ảnh hưởng lớn đến tài sản quý của quốc gia. Do vậy, các nhà khoa học tha thiết kêu gọi các ngành chức năng hãy bảo vệ VQG khi chưa quá muộn.
Các nhà khoa học cũng đề nghị cần công khai và minh bạch thông tin về những dự án phát triển liên quan đến VQG.
Bị “băm nát”...
Ngay sau khi dư luận lên tiếng về việc VQG Ba Vì bị bới tung, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã lập tức giao nhiệm vụ tư vấn phản biện “Đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường Vườn Quốc gia Ba Vì” cho VACNE thực hiện. Các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu và khảo sát thực tế tại VQG.
Khu vực khai thác amiang – xóm Quýt. Ảnh Danh Trường |
Thực tế cho thấy, ngay cạnh VQG Ba Vì, mỏ pyrite Minh Quang đã bỏ hoang gần chục năm, đất đá, quặng thải vẫn nằm phơi trên mặt địa hình. Các nhà khoa học phản ánh, nước thải ở đây đỏ như máu do giàu sắt và axit sulphuric. Nước rỉ từ mỏ có độ pH rất thấp (khoảng 2-3) và có thể chứa asen là nguyên tố đồng hình với sắt trong mạng tinh thể của pyrite. Vùng mỏ cũ không cây cối gì mọc được trừ cây chút chít rất dễ cháy vào mùa khô. Nước thải mỏ theo dòng suối đổ ra sông, và ngẫm vào bồn nước ngầm. Mỏ amiang xóm Quýt thuộc xã Yên Bài đã được khai thác từ 3- 4 năm trước. Hiện đã khai thác hết bỏ lại khai trường nham nhở gồm những hố sâu hun hút và đất thải bở vụn lẫn các mẩu quặng amiang. Đơn vị khai thác không có hành động gì hoàn phục môi trường.
Tiếp đến là dự án trùng tu Đền Trung, chùa Tản viên (nằm ngay trên code 350 trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc vùng lõi VQG Ba Vì) và đường xe cơ giới lên đền được UBND thành phố HN phê duyệt tháng 9.2011. Hiện nay, chùa Tản viên và bãi đỗ xe đã xây dựng xong, đường lên đền đã thông tuyến và đang được tiếp tục hoàn thiện cầu cống, thoát nước và chống sạt lở. Theo các nhà khoa học, các công trình xây dựng này đều nằm ở sườn phía tây núi Ba Vì. Đây là một sườn địa động lực chạy dọc theo một đứt gãy thuận đang hoạt động. Đây là đới tai biến trượt lở có năng lượng rất cao. Việc thường xuyên phải gia cố taluy đường sẽ khiến cho diện tích đường ngày càng mở rộng, cảnh quan nhân tạo của con đường ngày càng xa rời cảnh quan tự nhiên của VQG.
Dự án xây dựng hồ - đập thủy lợi Đồng Xô do chủ khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà (nằm ngay phía trên hồ Đồng Xô) là đơn vị thi công khiến dư luận cho đây là dự án khai thác vàng trá hình. Thanh tra Bộ NN và PTNT, cảnh sát môi trường, UBND huyện Ba Vì đã tiến hành thanh tra nhưng không kết luận như dư luận đồn thổi. Tuy nhiên khu vực thi công đã gây ô nhiễm nguồn nước suối phía hạ lưu.
Thêm nữa, hoạt động của 6 dự án resort du lịch dưới tán rừng gồm: Thiên Sơn – Thác Ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Tiên Sa và Hội Cựu Chiến Binh cũng cảnh báo hiện tượng làm ô nhiễm môi trường và lấn đất rừng.
Không thể xem nhẹ
Trước thực trạng đáng lo ngại này, các nhà khoa học bày tỏ sự lo ngại về sự “coi nhẹ” biện pháp bảo vệ môi trường đối với VQG. Nhận định về sự việc trên, ông Nguyễn Phi Truyền, Phó giám đốc VQG Ba Vì cho rằng lo lắng của các nhà khoa học và xã hội cũng là trách nhiệm của ban quản lý VQG. Dù rằng các hoạt động khai thác khoáng sản nằm dưới chân núi Ba Vì, không nằm trong ranh giới của VQG phải quản lý, song lãnh đạo Vườn vẫn phải thường xuyên cử cán bộ đến bám sát địa bàn, phòng ngừa tác hại xấu tới vườn.
TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE bên suối ô nhiễm khu vực mỏ pyrite Minh Quang. Ảnh Danh Trường |
Riêng hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới môi trường, ông Truyền cho rằng các doanh nghiệp đã nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường.
Hiện nay VQG đã quy hoạch 23 điểm có khả năng phát triển du lịch dưới tán rừng, chỉ cho các đối tác đủ điều kiện thuê (là những doanh nghiệp có khả năng bảo vệ rừng, có đóng góp hợp lí cho sinh kế người dân vùng đệm).
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, không riêng hoạt động khai thác quặng Pirit tại Minh Quang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các dòng suối mà hoạt động khai thác vàng xóm Xoan, xã Vân Hòa và nhiều nơi trong vùng đệm cũng đang làm đục suối chảy từ núi Ba Vì.
GS.TS Ngô Đình Tuấn, VACNE cho rằng, các hoạt động này ảnh hưởng lớn đến tài sản quý của quốc gia. Do vậy, các nhà khoa học tha thiết kêu gọi các ngành chức năng hãy bảo vệ VQG khi chưa quá muộn.
Các nhà khoa học cũng đề nghị cần công khai và minh bạch thông tin về những dự án phát triển liên quan đến VQG.
Theo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo