Nhận diện lực lượng viễn chinh tinh nhuệ bậc nhất của Quân đội Mỹ
Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ được thành lập từ năm 1775, theo cơ chế quản lý dân sự thì lực lượng này chịu sự quản lý chỉ huy trực tiếp của Bộ Hải quân. Tuy nhiên, xét về tổ chức hành chính quân sự thì lực lượng này có vai trò sánh ngang với lực lượng Lục quân và Không quân Mỹ. Tư lệnh Lính thủy Đánh bộ Mỹ giống như các Tư lệnh của quân chủng khác và đều là thành viên của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đồng thời còn có thể đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
Sức mạnh của lực lượng viễn chinh lớn nhất thế giới
Lực lượng viễn chinh lớn nhất tinh nhuệ bậc nhất của Quân đội Mỹ được biên chế 3 thành phần chính gồm: lực lượng tác chiến mặt đất; không quân và lực lượng bảo đảm hậu cần với tổng quân số hiện nay vào khoảng 194.000 người.
Trong đó, lực lượng tác chiến chủ yếu có quân số 109.000 người; lực lượng chi viện khoảng 45.000 người và lực lượng hậu cần khoảng 40.000 người. Trong tổng quân số gần 200.000 người được biên chế ở trên thì có thời 4.000 người là quân nhân nữ. Ngoài ra, lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ còn được biên chế thêm khoảng 38.000 người thuộc diện dự bị động viên. Toàn bộ số quân số trên được biên chế thành 4 sư đoàn và 4 liên đội máy bay.
Bản thân lực lượng Lính thủy Đánh bộ (LTĐB) Mỹ được hợp thành từ 4 bộ phận chính gồm: Bộ tư lệnh lính thủy đánh bộ; lực lượng tác chiến; các đơn vị bảm đảm hậu cần và lực lượng dự bị.
+ Đối với các đơn vị tác chiến mặt đất của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ được tổ chức, biên chế theo quy luật “Trên 1 dưới 3”, tức là một đơn vị cấp trên trực tiếp được biên chế 3 đơn vị cấp dưới nhỏ hơn nhưng không tính các thành phần bảo đảm, hỗ trợ.
Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc trên tại một số thời điểm cũng không hề cứng nhắc mà thường áp dụng linh hoạt căn cứ theo tình hình quân số và chức năng nhiệm vụ của đơn vị đó. Trong thành phần của các đơn vị tác chiến đổ bộ chủ lực, tổ hỏa lực là đơn vị cơ bản nhất, với biên chế 4 người gồm: 1 tổ trưởng; 1 lính súng bộ binh; 1 lính súng máy hạng nhẹ đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ và 1 lính súng máy hạng nhẹ.
Một tiểu đội của LTĐB Mỹ được biên chế 3 tổ hỏa lực; 1 trung đội lại được biên chế 3 tiểu đội. 1 sư đoàn lính thủy đánh bộ sẽ do 1 thiếu tướng chỉ huy; biên chế 3 lữ đoàn đổ bộ, 1 lữ đoàn pháo binh và một số đơn vị chuyên môn, bảo đảm khác như: tiểu đoàn xe tăng lội nước, tiểu đoàn xe thiết giáp trinh sát, tiểu đoàn trinh sát đặc nhiệm, tiểu đoàn đột kích lưỡng cư và tiểu đoàn công binh.
+ Đối với đơn vị không quân thuộc biên chế của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, đơn vị chủ yếu và cơ bản nhất là cấp Liên đội không quân (trực thuộc sư đoàn tác chiến đổ bộ). Mỗi liên đội không quân này được biên chế 14.000 người; 1 bộ chỉ huy; từ 2 - 3 đội đột kích; từ 1 - 2 đội trực thăng và một số đội tác chiến, hậu cần bảo đảm khác.
+ Đối với lực lượng bảo đảm hậu cần, cũng được biên chế thành cấp đội, với nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo công tác chi viện hậu cần cho lực lượng tác chiến chủ yếu. Nhiệm vụ này bao gồm việc đảm bảo trang bị, duy tu sửa chữa, y tế, xăng dầu... nhằm cung cấp cho lực lượng tác chiến chủ yếu điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lính thủy Đánh bộ Mỹ được trang bị vũ khí gì?
Trang bị vũ khí của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ được biên chế chủ yếu gồm: 403 xe tăng M1A1; 734 xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ; 1.321 xe chiến đấu đổ bộ lưỡng cư; 927 khẩu pháo; 2.300 đạn chống tăng; 1.300 tên lửa chống tăng; 1.650 súng cối; 586 khẩu truy kích pháo.
Trong đó, lực lượng đổ bộ được biên chế súng bộ binh đột kích M4A1, ngoài ra một bộ phận tinh nhuệ đặc biệt được trang bị súng HK-416 hoặc FN SCAR. Lực lượng bắn tỉa được biên chế súng trường M40A3 và CR25; khí tài chống bắn tỉa gồm súng M107 và M107A1. Đối với súng ngắn, đa số lính thủy đánh bộ Mỹ được biên chế M92F, một bộ phận tác chiến đặc biệt được biên chế P228 và HK-45. Cấp tiểu đội đều được trang bị súng máy tự động M249 và M60E3.
Lực lượng không quân đảm nhận nhiệm vụ đột kích chủ yếu sẽ được biên chế máy bay chiến đấu F/A-18 với tổng biên chế hiện có là 13 trung đội. Ngoài ra, lực lượng này còn được biên chế máy bay AV-8B chuyên đảm nhận nhiệm vụ đột kích mặt đất. Hiện nay, tổng biên chế số máy bay AV-8B vào khoảng 150 chiếc, chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến và hơn 30 chiếc TAV-8A/B dùng cho nhiệm vụ huấn luyện.
Chương trình tuyển chọn, huấn luyện khắc nghiệt
Cũng giống như chế độ tuyển chọn của các quân chủng khác, yêu cầu đầu tiên đối với lính thủy đánh bộ Mỹ đó là phải tự nguyện tham gia, theo đó các ứng viên muốn trở thành thành viên của lực lượng này phải trực tiếp viết và nộp đơn tình nguyện. Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, những ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển tới huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện tân binh thuộc Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ.
Sau khi được huấn luyện thành thục các động tác, kỹ năng quân sự, những học viên sẽ trải quan giai đoạn huấn luyện nâng cao trên nhiều khu vực với các điều kiện tác chiến khác nhau. Tiếp đó, các tân binh sẽ trải quan 2 giai đoạn huấn luyện nữa trước khi tốt nghiệp là giai đoạn huấn luyện bắn đạn thật và giai đoạn huấn luyện kỹ năng tác chiến. Trong đó, khi học viên đã được huấn luyện tới gian đoạn kỹ năng tác chiến thì gần như có thể tham gia thực chiến do các bài huấn luyện ở giai đoạn này đã gần như sát với điều kiện chiến đấu thực tế.
Với những thông tin khái quát trên có thể thấy kể từ khi được thành lập cho tới nay Lính thủy Đánh bộ Mỹ theo thời gian đã được định hướng trở thành lực lượng tiến công chủ lực của Quân đội Mỹ trên mọi chiến trường bên ngoài nước Mỹ, trong khi đó vai trò của Lục quân Mỹ lại là bảo vệ an ninh nội địa. Chính vì điều này LTĐB Mỹ có tổ chức không khác một quân đội thu nhỏ bên trong chính các lực lượng vũ trang Mỹ và điều này ít nhiều biến họ trở thành lực lượng viễn chinh mạnh nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo