Nhập siêu từ Trung Quốc đã lên mức 21,6 tỉ USD
Trong khi Việt Nam xuất gạo, cao su, than đá… sang Trung Quốc thì lại nhập về xăng dầu, khí hóa lỏng, linh kiện máy móc.
Cụ thể, tổng trị giá nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác trong 11 tháng lên gần 16,85 tỉ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 5,93 tỉ USD, tăng 25,5%.
Về đối tượng nhập khẩu, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gần 9,49 tỉ USD và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 7,35 tỉ USD.
Cả nước nhập khẩu gần 624.000 tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá 562 triệu USD. Trung Quốc và Qatar là hai thị trường lớn nhất cung cấp khí đốt hóa lỏng cho Việt Nam, trong đó Trung Quốc gần 309.000 tấn, Qatar 172.000 tấn.
Ngoài ra, Trung Quốc còn là thị trường chính cung cấp xăng dầu, máy tính, linh kiện cho Việt Nam trong 11 tháng qua. Đơn cử, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước gần 6,69 triệu tấn, trong đó, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc 1,17 triệu tấn; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: cả nước nhập khẩu gần 16,28 tỉ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 4,1 tỉ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Đại diện Bộ Công Thương mới đây cũng cho biết, Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN và Hàn Quốc.
Nếu như năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD và đến năm 2012, kim ngạch nhập siêu đã lên đến 16 tỷ USD, đến hết tháng 11/2013 con số này đã là 21,6 tỷ USD.
Đối với Hàn Quốc, tốc độ tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc cũng tăng từ mức trung bình 13,6% giai đoạn 2003- 2006 lên 21,8% giai đoạn 2007- 2010.
Nước nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn nguyên liệu đầu vào
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã xâm lấn ồ ạt đến mức nền nông nghiệp vốn là thế mạnh ở Việt Nam nhưng hiện nay không chỉ nhập khẩu các loại trái cây, rau củ mà cả nguyên vật liệu, tư liệu đầu vào như máy gặt, lúa giống... cũng lệ thuộc vào Trung Quốc.
Theo Cục Trồng trọt, Việt Nam có khoảng 700.000ha trồng lúa lai (chủ yếu ở miền Bắc và Bắc Trung bộ) nhưng nguồn giống lúa lai lại chủ yếu nhập của Trung Quốc (chiếm khoảng 60-70% diện tích).
Mỗi năm Việt Nam chi khoảng 40 triệu USD để nhập khẩu 13.000-15.000 tấn lúa giống từ Trung Quốc, tương đương với xuất khẩu 100.000 tấn gạo cao cấp (5% tấm).
Việt Nam có hơn 100 công ty, đơn vị đăng ký sản xuất lúa lai nhưng phần lớn các đơn vị này lại làm chức năng thương mại, tức là mua giống lúa từ Trung Quốc về bán cho nông dân.
Theo đánh giá và quan sát của GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp cho biết, do nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc, không trồng giống lúa Việt Nam.
Các chủ thể liên kết với nhau, trong đó có cả quan chức, để kinh doanh lúa giống Trung Quốc. Họ lập công ty, nhập sản phẩm, rồi dụ nông dân mua. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng “giết chết” lúa giống trong nước.
Dù Bộ Công thương từng khẳng định năm 2013 Việt Nam chủ động được nguồn phân urê và giảm nhập khẩu các loại phân bón khác nhưng thực tế đang chứng minh ngược lại. Mỗi năm, Việt Nam lại nhập khẩu nhiều hơn các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, trong đó phần lớn từ Trung Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc mười tháng đầu năm nay đạt trên 2 triệu tấn với kim ngạch 703,4 triệu USD.
Như vậy, nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng khoảng 300.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái và nước này vẫn chiếm khoảng 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu của VN.
Tương tự, thuốc bảo vệ thực vật nhập từ Trung Quốc cũng chiếm tới 50% tổng lượng nhập của VN hằng năm.
Xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt kỷ lục 18,7 tỷ USD Hàng dệt may liên tục dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu cả năm 2013 có thể đạt 8,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với mức 7,7 tỷ USD của năm 2012, chiếm đến 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Phòng Thương mại Hoa Kỳ dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất, và có thể đạt 16,4 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày dép các loại cũng là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết