Nhiều công ty Mỹ điêu đứng ở Trung Quốc
Cuộc điều tra này phần nào phản ánh những thách thức mà các công ty Mỹ đang phải đối mặt khi hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này.
Phòng Thương mại Mỹ cũng đã đưa ra 5 lý do chính khiến các công ty Mỹ thất vọng về thị trường Trung Quốc. Gần một nửa các công ty tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy không được Trung Quốc chào đón như trước kia.
Nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty dược phẩm, các nhà cung cấp đồ ăn, thậm chí ngay cả Apple cũng trở thành mục tiêu đả kích của các phương tiện truyền thông nhà nước và các cơ quan quản lý.
Gần đây nhất, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã đưa tin rằng chuỗi cửa hiệu cà phê Starbucks “chém” giá cao đối với người tiêu dùng ở nước này.
82% trong tổng số 365 công ty tham gia khảo sát cũng cho biết chi phí tăng cao đã làm giảm lợi thế cạnh tranh họ ở thị trường Trung Quốc.
Các công ty Mỹ, đặc biệt là các công ty công nghệ như Samsung, Intel hay IBM, buộc phải chuyển các nhà máy sản xuất của họ sang các nước khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam, để giảm chi phí và bảo đảm lợi nhuận.
Hơn 55% các công ty Mỹ cho biết việc kiểm soát Internet chặt chẽ của Chính phủ Trung Quốc đang làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của họ.
Họ cũng cho rằng chính quyền Bắc Kinh cũng thiên vị các công ty nội địa trong quá trình cấp phép. Một phần là do các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang dần chuyển động lực thúc đẩy kinh tế từ xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước.
Nhưng phần lớn là do tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc. Năm ngoái, đã có khoảng 20.000 quan chức Trung Quốc bị phạt vì liên quan tới tham nhũng. Trong thời gian tới chính phủ nước này sẽ thực hiện quan điểm “không khoan dung” đối với nạn tham nhũng trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường cuộc chiến chống hối lộ.
Các doanh nghiệp Mỹ cũng tỏ ra đặc biệt lo ngại vì tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Phần lớn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở đây đều được đánh giá là “không hiệu quả” và thường bị vô hiệu hóa trong quá trình chuyển giao công nghệ, thậm chí các bản quyền còn bị ngang nhiên đánh cắp.
Theo nhận định của ông Chen Jiping, nguyên là thành viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những lo ngại về vấn đề môi trường chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất ổn ở Trung Quốc hiện nay.
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn hiện nay ở Trung Quốc. Vấn nạn này cũng khiến các công ty Mỹ gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc thu hút nhân tài ở nước ngoài tới làm việc tại đây.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là quốc gia có 16/ 20 thành phố bị ô nhiễm nặng nề nhất trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD