Thị trường

Những cách đơn giản nhận dạng chính xác gạo giả

Thời gian gần đây, dư luận không khỏi hoang mang trước thông tin thị trường xuất hiện gạo giả làm từ nilon...tuy nhiên, nhận biết loại gạo này không khó!

PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, thực tế, việc sử dụng polime vào lĩnh vực thực phẩm đã được khoa học thực hiện từ lâu.



Từ polime tái chế?


Cụ thể, trong ngành bánh kẹo, người ta đã sử dụng polime dạng Azynat vào sản xuất kẹo dẻo. Hoạt chất này khiến kẹo mềm, dẻo và được ngành an toàn thực phẩm cho phép sử dụng. Polime cũng có mặt trong vỏ bọc một số thực phẩm như xúc xích, bánh kẹo...

 

Tuy nhiên, với những mô tả về gạo giả mà các phương tiện thông tin đại chúng đưa gần đây, PGS.TS Trần Hồng Côn đưa ra giả thuyết, có thể nó đã được sản xuất từ polime tái chế- loại rất độc hại ngay cả khi sản xuất túi đựng chứ chưa nói đến thực phẩm.


Ông Mai Thành Chí, Viện công nghệ hóa học cho rằng: Từ nhựa có thể chế tạo thành loại gạo giả như một số người nghi ngờ, nhưng sử dụng công nghệ nào để sản xuất thì không thể biết được và thành phần của nó thì chỉ phải kiểm tra mới biết được.
 
 
Mặc dù vậy, để sản xuất loại gạo giả từ nhựa thì giá thành không thể rẻ như hiện nay (10.500 đồng/kg) được bởi loại nhựa sản xuất từ dầu mỏ và có giá đắt gấp 3 lần giá gạo hiện tại. Có thể loại gạo giả này sẽ được làm từ những tinh bột rẻ khác (như bột sắn) và được trộn các hóa chất tạo mùi, tạo màu, tạo độ dẻo và chất chống mốc... thì mới có giá như vậy.
 

Tuy nhiên, PGS.TS Trịnh Lê Hùng Đại học Quốc gia Hà Nội tỏ ra nghi ngờ về chất liệu polime sản xuất ra gạo giả này bởi quy trình công nghệ khá phức tạp. Ông cho rằng, về mặt lý thuyết, nếu gạo giả sản xuất từ bột sắn, khoai trộn thêm bột polime để giúp tạo hình thì có vẻ thuyết phục hơn.


Phát hiện không khó


Chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì được biết, ở Việt Nam không có giống lúa nào cho ra sản phẩm gạo sau khi nấu có tính đàn hồi như cao su.


Cho gạo lên chảo rang dưới ngọn lửa to. Nếu là gạo giả thì sẽ nóng chảy ra, còn gạo thật thì sẽ chín thơm. Cách nữa đó là lấy một chậu nước, cho gạo vào ngâm. Gạo thật sau một thời gian sẽ trương nở, còn gạo giả thì không mà nổi lên mặt nước.
 
 
Tuy nhiên để khẳng định đây là gạo thật hay giả, có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thì cần phải phân tích. Trước khi có kết quả chính thức, ông Nguyễn Trí Ngọc khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng loại gạo này.


Liên quan đến các quan ngại của người tiêu dùng khi sử dụng gạo giả, PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết: loại gạo này chủ yếu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì nilon rất khó tiêu.
 
 
Còn PGS.TS Trịnh Lê Hùng khẳng định, rất khó xảy ra ngộ độc, ảnh hưởng lâu dài khi sử dụng gạo giả vì nếu có chẳng may ăn phải, nó sẽ theo đường tiêu hóa ra ngoài. Có ảnh hưởng thì chỉ là ảnh hưởng đến túi tiền người tiêu dùng vì bị mua phải hàng giả, không đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng đúng với số tiền bỏ ra.
 

Để nhận dạng gạo giả cũng không khó. Các nhà khoa học khuyến cáo với cách thử rất đơn giản mà bất cứ người dân nào cũng có thể thực hiện được như: Cho gạo lên chảo rang dưới ngọn lửa to.

 

Nếu là gạo giả thì sẽ nóng chảy ra, còn gạo thật thì sẽ chín thơm. Cách nữa đó là lấy một chậu nước, cho gạo vào ngâm. Gạo thật sau một thời gian sẽ trương nở, còn gạo giả thì không mà nổi lên mặt nước.



Đáng quan ngại là gạo giả nếu bị trà trộn với gạo thật đem bán trên thị trường thì cách phân biệt sẽ là rất khó. Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên quan sát kỹ trước khi mua như hình dáng (gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo này dài tới 10mm, bề ngang gạo này nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường). 

 

Bên cạnh đó, không nên mua loại gạo trắng sạch và đều trăm hạt như trăm bởi bình thường, gạo xay xát xong có độ tấm là 5%. Cuối cùng, gạo thật thường có mùi thơm đặc trưng, nắm vào tay có bột cám để lại trong lòng bàn tay còn gạo nhựa thì không.

 

Theo ĐV

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo