Những điểm khác biệt của xe buýt nhanh BRT
Ông Nguyễn Hoàng Hải , Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết: "Hiện nay tất các các hạng mục đang được gấp rút triển khai và đang trong giai đoạn cuối cùng. Sẽ cho xe buýt nhanh BRT chạy thử trong 15 ngày để kiểm tra kỹ thuật, vận hành thử nghiệm", theo tin tức trên báo Dân việt.
Ông Nguyễn Thủy – GĐ Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội (Tổng công ty vận tải Hà Nội) cũng cho biết: "Đây là loại xe có hộp số tự động và công nghệ mới hơn nên công tác đào tạo cần phải kỹ hơn.
Đòi hỏi lái xe phải có tiêu chuẩn cao hơn lái xe buýt thông thường. Việc dừng đỗ của tuyến xe buýt nhanh khác với xe buýt thông thường, chính vì vậy, kĩ thuật lái xe ra vào nhà chờ, đỗ xe phải chính xác giữa cửa nhà chờ và cửa xe".
"Trước mắt hệ thống xe buýt nhanh dùng chung hệ thống vé như xe buýt thông thường hiện nay. Theo phương án vận hành , người dân lên tại nhà chờ và trước khi vào nhà chờ phải mua vé và có đội kiểm soát vé", ông Thủy thông tin.
9h sáng nay, xe buýt nhanh (BRT) bắt đầu chạy thử tại bến xe Kim Mã, Hà Nội. Các nhà báo được ngồi trải nghiệm xe buýt nhanh trong khoảng 15 phút. Cảm nhận chung tốc độ nhanh hơn xe buýt bình thường khá nhiều, báo Vietnamnet đưa tin.
Khoang lái xe cách biệt với khoang hành khách. Ở các nhà chờ có cảm ứng ở nền đường, xe sẽ không mở cửa nếu khách đứng lên khu vực đó. Có 8 tài xế lên làm quen với xe và được một tài xế có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ thuật.
Các trục đường có bố trí 1 làn đường dành riêng để buýt BRT hoạt động, gồm: Ba La - Quang Trung - Lê Trọng Tấn, đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - nút Giang Văn Minh - Cát Linh, tổng chiều dài 12,2 km.
Các đoạn không bố trí làn đường dành riêng (BRT chạy chung với các phương tiện khác), gồm: Yên Nghĩa - ngã ba Ba La, Giang Văn Minh - Kim Mã và Kim Mã - Giảng Võ, tổng chiều dài 2,5km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo