Những điều ít biết về Đại hội Đảng ở đất nước bí ẩn Triều Tiên
Đại hội Đảng lần thứ bảy của Triều Tiên đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bình Nhưỡng vào sáng nay (06/5), đánh dấu kỳ đại hội đầu tiên sau gần 40 năm và là sự kiện chính trị lớn nhất của quốc gia này trong nhiều thập kỷ qua.
Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) lần thứ bảy diễn ra sau nhiều tháng thù địch và đe dọa sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1 và phóng một tên lửa tầm xa 1 tháng sau đó.
Giới chuyên gia nước ngoài nhận định, lãnh đạo Kim Jong-un có thể sẽ sử dụng đại hội này để thúc đẩy chương trình mở rộng kho vũ khí hạt hạt nhân bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, Liên Hợp Quốc, cũng như các quốc gia láng giềng, trong đó có đồng minh Trung Quốc.
Những nội dung chính khác của kỳ Đại hội Đảng lần này là phát triển kinh tế ốm yếu của Triều Tiên sau khi phải hứng chịu một số vòng trừng phạt mạnh tay của Liên Hợp Quốc do theo đuổi chương trình hạt nhân. Ông Kim cũng được cho là sẽ củng cố lòng trung thành của một chính phủ mà ông được thừa hưởng sau khi cha ông qua đời vào cuối năm 2011, có thể bằng việc sắp xếp các vị trí then chốt dựa trên tình cảm của ông.
Như thường lệ, quốc gia này vẫn giữ bí mật thông tin, tuy nhiên dưới đây là một số điều cần biết đại hội đảng lần này, một sự kiện trọng đại dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày.
Đại hội Đảng Triều Tiên là gì?
Cơ quan hoạch định chính sách cấp cao nhất của Đảng Lao động Triều Tiên sẽ xem xét các chính sách quan trọng của nhà nước, đánh giá các dự án trước đây, cất nhắc các vị cấp cao và sửa đổi các quy định của Đảng.
Tất cả 6 kỳ đại hội trước đều diễn ra thời lãnh đạo của ông Kim Il Sung, ông nội của lãnh đạo Kim Jong-un hiện nay và là người sáng lập Triều Tiên. Ông Kim Il Sung đã qua đời vào năm 1994.
Kỳ đại hội đảng lần gần đây nhất được tổ chức vào năm 1980 và diễn ra trong 5 ngày, với sự tham gia của các đại biểu đến từ 118 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Liên bang Xô Viết, Zimbabwe, Đức và Romania. Trong khi đó, Đại hội Đảng lần thứ năm vào năm 1970 kéo dài 12 ngày.
Tuần trước, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã không mời bất kỳ phái đoàn chính phủ nước ngoài lớn nào tới dự đại hội năm nay. Tuy nhiên, sẽ có các nhà báo phương Tây tới dự để đưa tin về sự kiện.
Vì sao 36 năm qua Triều Tiên chưa tiến hành đại hội đảng?
Đảng Công nhân Triều Tiên được cho là sẽ tổ chức đại hội 5 năm một lần. Tuy nhiên, sau đại hội vào năm 1980, ông Kim Il Sung đã ra lệnh rằng, đại hội tiếp theo chỉ diễn ra sau khi chính phủ cải thiện đời sống người dân và có khả năng cung cấp gạo và súp thịt bò cho mỗi bữa ăn của người dân.
Thay vào đó, một nạn đói khủng khiếp vào những năm 1990 được cho là đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người. Kể từ đó, Triều Tiên tiếp tục phải vật lộn với tình trạng đói nghèo lan rộng cùng một nền kinh tế ốm yếu.
Người kế nhiệm ông Kim Il Sung, Kim Jong Il, cha của Chủ tịch Kim Jong-un. đã lãnh đạo đất nước trong 17 năm nhưng chưa khi nào tổ chức đại hội đảng. Một số nhà phân tích nhận định, lý do thực sự cho khoảng trống này là việc chính phủ ưu tiên cho quân sự.
Vì sao Triều Tiên lại tổ chức Đại hội Đảng vào thời điểm này?
Trong những năm gần đây, Triều Tiên hầu như đã tránh được các thảm họa thiên nhiên tồi tệ và nạn đói hoành hành như những năm trước. Tình hình kinh tế quốc gia bí ẩn này cũng được cho là đã cải thiện một chút. NHTW Hàn Quốc dự báo rằng, kinh tế Triều Tiên đã tăng trưởng khoảng 1% hàng năm từ năm 2011 đến năm 2014.
Điều này có thể thúc đẩy ông Kim Jong-un tái khởi động đại hội đảng, như một cách để "khoe" với thế giới rằng, dưới sự lãnh đạo của ông, Triều Tiên đã ổn định hơn.
Chờ đợi gì ở đại hội lần này?
Cả ông Kim Jong Il và Kim Jong Un đều có màn trình diện quốc tế bằng cách đảm nhiệm những vị trí cấp cao trong các sự kiện lớn của đảng, như một cách chúng tỏ họ sẵn sàng tiếp nối công việc lãnh đạo đất nước. Do vậy, đại hội lần này được cho là sẽ không có biến cố to lớn nào.
Kim Jong-un hiện giữ vị trí quan trọng, trong có có vị chức Thư ký thứ nhất của Đảng Lao động và Tư lệnh tối cao của quân đội Triều Tiên gồm 1,2 triệu quân.
Một số chuyên gia phân tích nhận định, ông Kim chưa thiết lập bộ máy quyền lực hoàn toàn giống cha ông. Tuy nhiên, hiện có ít người nghi ngờ rằng, một loạt các vụ hành quyết và thanh trừng các nhân vật cấp cao, trong đó có vụ giết chú ông Kim, Jang Song Thaek, vào năm 2013, đã khiến không nhiều người dám thách thức Chủ tịch Kim.
Báo chí Hàn Quốc dự đoán, ông Kim có thể sẽ giữ chức Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, một vị trí vốn đã được gắn "vĩnh viễn" cho cựu lãnh đạo Kim Jong-il sau khi ông tạ thế vào năm 2011. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng, điều này không mang nhiều ý nghĩa. Thay vào đó, Chủ tịch Triều Tiên có khả năng sẽ thay thế một số bảo vệ cũ của đảng với giới tinh hoa trẻ trung thành với ông, nhiều người trong số họ ít được bên ngoài biết đến. Có khả năng sẽ không có quá nhiều nhân sự cấp cao xáo trộn, tuy nhiên, bởi vì ông Kim đã được làm điều này.
Mọi sự chú ý đổ dồn vào Chủ tịch Kim
Triều Tiên đã sẵn sàng cho việc ca tụng ông Kim cũng như những nỗ lực của ông trong việc củng cố chương trình vũ khí hạt nhân của họ - chương trình mà Bình Nhưỡng khẳng định là cần thiết để đối phó với các mối đe dọa quân sự từ phía Mỹ. Hầu hết các chuyên gia phân tích đều nhận định, Chủ tịch Kim Jong-un không có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Giới chức Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên đã hoàn tất việc chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ năm và vụ thử có thể diễn ra bất cứ ngày nào.
Tại Đại hội đảng lần này, lãnh đạo Triều Tiên được cho là thông báo những chính sách quan trọng nhằm vực dậy kinh tế nước nhà.
Những nhân vật then chốt
Ông Kim Yong-nam, 88 tuổi, thành viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên sẽ rời vị trí vì tuổi cao. Nếu như vậy, ông cũng có thể mất vị trí Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Ông Choe Ryong Hae, người từng là thành viên của Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao có thể được bầu vào vị trí mà ông đã mất. Năm ngoái, Cơ quan mật vụ Hàn Quốc cho biết, ông Choe bị trục xuất một thời gian ngắn tới một trang trại tập thể ở nông thôn để cải tạo. Ông từng được coi là nhân vật số 2 của Triều Tiên.
Trong khi đó, cô Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, đang giữ chức phó giám đốc của một cơ quan thuộc Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên và phụ trách tuyên truyền, cũng nhiều khả năng sẽ được cất nhắc lên vị trí cao hơn, có thể là vị trí thay thế người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên là Kim Ki Nam, người đã 86 tuổi.
Ông Kim Won Hong, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Triều Tiên, cũng thuộc trong số ít các quan chức hàng đầu sống sót sau vụ thanh trừng trước đây. Ông có thể được cất nhắc vào vị trí cao hơn sau kỳ đại hội đảng lần này.
Còn ông Kim Ki Nam, 86 tuổi, người phụ trách lĩnh vực truyền thông của Triều Tiên, có thể bị mất vị trí Cục trưởng Cục Truyền thông và chức Thư ký Ban chấp hành TW Đảng vì tuổi tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này