Hi-tech

Những đột phá công nghệ có thể thay đổi thế giới năm 2014

Công nghệ trở thành nhân tố làm thay đổi thế giới nhiều nhất. Những đột phá công nghệ tích cực hứa hẹn mang lại những giải pháp hữu hiệu cho những thách thức cấp bách nhất của thế giới hiện nay, từ sự khan hiếm tài nguyên tới cho tới sự tác động của biến đổi môi trường toàn cầu.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>1. Thiết bị đeo được</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Từ kính mắt của Google tới vòng đeo tay theo dõi sức khỏe Fitbit, các thiết bị đeo được giúp con người theo dõi tốt hơn tình trạng sức khỏe và thể lực của mình thông qua việc giám sát các hoạt động thể dục, nhịp tim hay biểu đồ ngủ.</p>  <p style="text-align: justify;">Những thiết bị này được thiết kế nhỏ gọn và được gắn thêm các cảm biến và hệ thống thông tin phản hồi.</p>  <p style="text-align: justify;">Các nhà phân tích công nghệ cho rằng các sản phẩm đeo được thành công là nhờ kích thước nhỏ gọn của sản phẩm và khả năng đo nhiều thông số và cung cấp phản hồi trong thời gian thực để cải thiện hành vi của người dùng. </p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Hợp chất carbon có cấu trúc nano</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Các kỹ thuật sản xuất các sợi carbon có cấu trúc nano trong các hợp chất mới đang mở ra cách thức sản xuất mới trong ngành công nghiệp ô tô nhằm giúp giảm trọng lượng của các sản phẩm xuống hơn 10%.</p>  <p style="text-align: justify;">Để tăng cường độ dẻo dai và độ bền cho các hợp chất mới, bề mặt giữa sợi carbon và khuôn polymer xung quanh được thiết kế ở cấp độ nano để tăng cường khả năng bám dính. Trong trường hợp bị tai nạn, những bề mặt này được thiết kế để hấp thụ ảnh hưởng mà không tạo ra phản lực và bảo vệ hành khách trong xe.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. Tận dụng nước muối biển thải</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Khi nguồn nước ngọt trên thế giới ngày càng cạn kiệt, quy trình khử nước muối biển được coi là một nguồn cung cấp nước sạch thay thế hiệu quả.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, ngoài việc phải sử dụng năng lượng cao, quá trình này tạo ra loại chất thải là nước muối cô đặc, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển nếu được thải vào môi trường. </p>  <p style="text-align: justify;">Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tận dụng nguồn chất thải này như một tài nguyên được khai thác các vật liệu có giá trị như lithium, magiê, uranium, cũng như natri, canxi, và kali để sử trong các loại pin hiệu suất cao, các hợp kim có trọng lượng nhẹ, hay các động cơ điện.</p>  <p style="text-align: justify;">Lợi ích kinh tế từ hoạt động này có thể bù đắp toàn bộ chi phí khử nước muối và hỗ trợ việc áp dụng quy trình này trên diện rộng.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Lưu trữ điện năng</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Điện năng không được lưu trữ trực tiếp, bởi vậy các nhà quản lý lưới điện phải đảm bảo được tổng nhu cầu của khách hàng ngang bằng với tổng lượng điện được tạo ra trong mạng lưới.</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, những nguồn năng lượng sạch, như gió và điện, được tạo ra một cách không liên tục với số lượng không kiểm soát được.</p>  <p style="text-align: justify;">Việc phát triển siêu tụ điện grapheme đã mở ra khả năng tích nhiều điện hơn nhờ lớp đôi hình thành tại tiếp giáp chất điện phân – điện cực khi thiết lập điện áp. </p>  <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, hãng sản xuất ô tô Audi cũng đang thực hiện một dự án lưu trữ điện. Điện năng dư thừa sẽ được sử dụng để sản xuất hydro bằng điện phân và khí mê-tan điện tử tổng hợp – bằng chất xúc tác methanation trong hydro.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>5. Công nghệ hiển thị không sử dụng màn hình</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Công nghệ hiển thị không sử dụng màn hình có thể đạt được bằng cách chiếu hình ảnh trực tiếp lên võng mạc của người dùng.</p>  <p style="text-align: justify;">Công nghệ này không chỉ giúp tránh được việc sử dụng các phần cứng nặng nề mà còn đảm bảo được quyền riêng tư khi cho phép người dùng tương tác trực tiếp với máy tính mà không chia sẻ cùng một góc nhìn với người khác.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. Giao diện máy tính-não</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Ccác nhà khoa học hiện đã thiết kế thử nghiệm thành công giao diện máy tính-não, nơi mà máy tính có thể đọc và hiểu những tín hiệu trực tiếp từ não bộ con người.</p>  <p style="text-align: justify;">Giao diện này đã đạt được những thành công lâm sàng trong việc cho phép người bị liệt tứ chi có thể điều khiển xe lăn hoặc thậm chí là uống cà phê bằng việc kiểm soát hành động của cánh tay robot với các sóng não.</p>  <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, các dự án cũng nghiên cứu khả năng in sâu những kỷ niệm trực tiếp từ máy tính vào não bộ. Công nghệ này sẽ mở ra cơ hội điều trị các bệnh căng thẳng sau chấn thương. Về lâu dài, các thông tin có thể tải trực tiếp từ máy tính vào não bộ theo cách tải của một tập tin trong máy tính hiện nay.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo