Những giải pháp để quản lý nguồn tài chính cá nhân trong 2015
Theo một nghiên cứu của Fidelity Investments (một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính - quỹ đầu tư tương hỗ lớn nhất thế giới của Mỹ), mỗi khi Năm mới "gõ cửa," ba quyết tâm mà mọi người thường "thầm hứa" nhiều nhất là: Tiết kiệm nhiều tiền hơn, trả hết nợ nần và tiết giảm chi tiêu.
Mặc dù rất nhiều người đã thất bại trong việc tuân theo các kế hoạch tài chính đã đề ra, song hơn một nửa trong số những người tham gia khảo sát của Fidelity cho biết tình hình tài chính của họ có khá hơn trong năm 2014 nhờ vạch ra những mục tiêu tài chính của riêng mình. Đáng chú ý là hầu hết những người có kế hoạch tài chính đã thực hiện được ít nhất một nửa mục tiêu đề ra từ đầu năm, trong khi gần 1/3 đã hoàn thành tất cả các mục tiêu tài chính mà họ lập ra.
Các giải pháp tài chính thường không dễ thực hiện, song chúng nằm trong tầm kiểm soát của mỗi chúng ta. Sau đây là bốn giải pháp hiệu quả mà mỗi người đều nên thực hiện nếu thực sự muốn cải thiện tình hình tài chính của mình, không chỉ trong năm 2015, mà nó còn đúng với cả cuộc đời bạn.
1. Kiểm soát chi tiêu
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện đó là nắm rõ được các khoản chi tiêu của mình. Mọi người không thể tiết kiệm tiền nếu không biết tiền của mình được chi dùng vào việc gì. Bạn có thể dễ dàng tải các ứng dụng miễn phí như Mint.com và nó sẽ giúp kiểm soát hoạt động chi tiêu thông qua các bảng thống kê rõ ràng, qua đó sẽ biết chính xác tiền của mình đi đâu.
Ngoài ra, hàng tháng ta cũng nên xem lại các khoản chi thiết yếu và khoản tiền có thể tùy nghi sử dụng để xem việc làm cần thiết đối với tình hình tài chính của mình lúc này là gì: cắt giảm chi tiêu, trả bớt nợ hay tiết kiệm nhiều hơn nữa? Hãy bắt đầu bằng những hành động nhỏ mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện.
2. Lập ngân sách
Việc lập ra một một bản dự toán thu-chi cho cả năm và kiên quyết "theo đuổi" nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm tiền. Nếu chưa sẵn sàng cho việc này, thì hãy bắt đầu bằng việc thiết lập một quỹ khẩn cấp "lỏng.”
Chẳng hạn như bạn cần một khoản tiền tương đương sáu tháng lương để phòng khi túng quẫn. Và bạn có thể bắt đầu lập quỹ này với việc tiết kiệm các khoản tiêu vặt.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc tiết kiệm những khoản nhỏ như vậy sẽ không mang lại hiệu quả, nhưng trên thực tế, đây là việc mà nhiều người có thể thực hiện được và số tiền để ra sẽ tăng dần theo thời gian.
3. Hoàn trả các khoản nợ trong thẻ tín dụng
Đây là thách thức mà hầu hết mọi người cảm thấy khó vượt qua nhất. Tuy vậy, chúng có thể được giải quyết thông qua từng bước nhỏ. Đầu tiên, cần xem lại các bản sao kê thẻ tín dụng của mình. Nhiều người chỉ có thói quen quẹt thẻ để chi tiêu mà không có thói quen xem lại các thông tin quan trọng trong bản sao kê tín dụng hàng tháng. Khi "ngắm kỹ" bản sao kê, bạn sẽ nhận thấy mức lãi suất càng cao, ví của bạn càng thủng nặng.
Hãy bắt đầu từ việc thanh toán các khoản nợ lớn trước. Hành động vay tiền để mua những thứ mà mình không có khả năng chi trả (hoặc không thực sự cần thiết) thường khiến bạn gặp rắc rối về lâu dài, bởi lãi suất mà bạn phải trả hàng tháng khi sử dụng thẻ tín dụng thường phá hỏng mọi nỗ lực tiết kiệm tiền của bạn. Bước tiếp theo, hãy gọi cho ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của mình để đề nghị mức lãi suất thấp hơn.
Nếu bạn là một khách hàng tín nhiệm và luôn thanh toán sao kê đúng hạn, rất có thể họ sẽ hạ lãi suất đối với các khoản vay của bạn. Cuối cùng, bạn có thể trở thành một người tiêu dùng thông thái và biết cách kiểm soát chi tiêu nếu bạn là một người có kỷ luật. Điều đó có nghĩa là trước khi sử dụng chiếc thẻ tín dụng vừa được xóa “sạch” nợ, cần học cách “phớt lờ” mọi cám dỗ, đồng thời cũng phải tự hứa với bản thân sẽ trả nợ đúng hạn.
4. Đầu tư cho tương lai
Tiết kiệm là tốt và tất cả chúng ta đều nên tiết kiệm. Nhưng có lẽ bạn sẽ buồn khi biết rằng, theo một số nghiên cứu, tiết kiệm gia đình (phần thu nhập còn lại sau chi tiêu) không phải là con đường dẫn tới sự giàu có. Nhiều khi chi tiêu ít đi lại cho bạn cảm giác mình là người thất bại.
Đầu tư mới là cách làm giàu, chứ không phải là tiết kiệm.Theo trang mạng Smarter Investing, một số lĩnh vực bạn nên đầu tư trong năm 2015 này gồm: Năng lượng; thiết bị thông minh được kết nối với nhau qua Internet; và chăm sóc y tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng