Những nghề kinh doanh nghỉ Tết dài
Anh Tuấn, chủ một cửa hàng bán thịt chó trên đường Trần Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội xác định đóng cửa nghỉ ngơi suốt tháng Giêng. Cho người làm nghỉ đến hết khoảng thời gian nêu trên, anh Tuấn cho biết chỉ còn lại 4 người trong gia đình, đến cuối tháng mới túc tắc mở hàng để bán.
"Phải ngày 20 âm lịch trở đi mới lác đác có người dám mua thịt chó. Còn phải tầm giữa tháng 2, việc kinh doanh mới ổn định trở lại", anh Tuấn cho hay.
Chủ cửa hàng cho biết, những ngày bình thường, trung bình cửa hàng của anh bán hàng chục con, đặc biệt là dịp trước Tết có ngày bán tới 20 con. Tuy nhiên, cả tháng Giêng anh Tuấn dự đoán chỉ bán khoảng vài chục con.
Đầu năm, nhiều người ăn uống kiêng khem vì sợ đen đủi cả năm. Các đầu mối cung cấp thịt chó cũng vì thế mà đa số đều nghỉ đến cuối tháng mới mở hàng", chị Toàn nói. Chị Toàn, chuyên bán thịt chó tại chợ Mỹ Đình, Từ Liêm cũng cho biết mới khai xuân bán chim cút quay thay vì mặt hàng quen thuộc. "Vẫn mất tiền thuê ki ốt nên không thể nghỉ quá lâu. Trong khi đó, mặt hàng thịt chó phải cuối tháng may ra mới bán được", tiểu thương này cho hay.
Chuyên cung cấp than đá, than tổ ong hàng chục năm nay, chị Dung (Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy) cũng cho biết, suốt tháng Giêng cả nhà anh chủ yếu "ngồi chơi xơi nước". Khách hàng quen của chị Dung chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn...
"Tuy nhiên, họ cũng kiêng mua than đầu năm nên đa phần đã mua số lượng nhiều vào trước Tết. Cuối tháng Giêng may ra mới có khách gọi hàng", chị Dung nói. Chị cũng cho biết, trong tháng đầu năm, doanh số ở cửa hàng của chị chỉ bằng một phần mười so với bình thường.
Trong khi đó, dịp trước Tết, chị phải thuê thêm một nhân công thời vụ do số lượng đơn hàng tăng cao. Cửa hàng chị Dung phải làm việc và giao than cho khách đến hết ngày 29 Tết.
Không chỉ những mặt hàng bị kiêng kị mà nhiều dịch vụ cũng coi như thất thu vào tháng đầu năm. Anh Bình, giám đốc đơn vị chuyên thu hồi nợ thuê tại quận Đống Đa cũng cho biết suốt tháng đầu năm chủ yếu dành thời gian đi lễ chùa, hội hè.
"Đầu năm, tuy mình không kiêng nhưng khách hàng cũng ít có nhu cầu hơn. Dù sao, người Việt mình cũng hay nể nang nhau, đầu xuân không muốn đề cập đến nợ nần nên có năm phải đến tháng 2, chúng tôi mới có khách", anh Bình cho biết.
Cũng theo chủ kinh doanh dịch vụ này, tháng đầu năm, khách hàng chủ yếu ký hợp đồng tư vấn, trợ giúp pháp lý. Trong khi đó, bình thường dịch vụ này cũng chỉ mang về khoảng 30% tổng doanh thu cho đơn vị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dược Lâm Đồng LDP liên tiếp bị xử phạt
Sức hút từ condotel và chung cư cao cấp
Thực hành kinh doanh có trách nhiệm còn nhiều thách thức
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 19.500 máy bay mới vào năm 2043
FPT ra mắt nhà máy trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh