Quốc tế

Những quy tắc "ngầm" khi ân ái của hoàng đế Trung Hoa

Ngoài những quy tắc theo quy định còn có những quy tắc ngầm mà các bậc đế vương và các phi tần dùng khi thị tẩm.

Ngoài những quy tắc thị tẩm theo quy định của hoàng cung ra còn có những quy tắc ngầm mà các bậc đế vương và các phi tần thường dùng để triệu hạnh và tranh giành thị tẩm.

Phong lưu tiễn: Đây là cách Kính Tống phát minh ra để sắp xếp chế độ thị tẩm trong hậu cung. “Phong lưu tiễn” nghĩa là dùng vỏ trúc làm cung và giấy làm mũi tên. Trong tờ giấy bí mật bọc xạ hương. Tất cả các phi tần trong hậu cung tập trung tại một chỗ sau đó Kính Tông sẽ bắn tên, mũi tên trúng vào ai thì xạ hương sẽ trùm lên người ấy. Mỹ nhân may mắn trong đêm đó sẽ được thị tẩm.

Một số phi tần thông minh còn biết cách dùng các kĩ xảo để tự tiến cử mình với hoàng thượng. Thuật này được gọi là “ thác mộng tự cử” (nhờ giấc mộng tự tiến cử) và người phát minh chính là nàng Lý Thần Phi thời Tống Chân Tông.

Nàng vốn chỉ là một cung nữ hèn mọn hầu hạ thái hậu. Một lần, Tống Chân Tông ngẫu nhiên tạt qua và muốn rửa tay. Lý Thần Phi vội vàng tranh thủ cơ hội này bê đồ rửa lên để phục vụ thánh thượng. Hoàng thượng thấy nàng da dẻ mượt mà mềm mại liền tán gẫu với nàng vài câu.

Nàng liền tranh thủ cơ hội nói với Tống Chân Tông rằng: Đêm qua nô tỳ đột nhiên nằm mơ thấy một đạo sĩ mặc áo lông vũ phát ánh hào quang giáng phàm nói rằng nô tỳ sẽ sinh được hoàng nhi cho Hoàng thượng. Đang lúc Chân Tông buồn rầu vì chưa có con trai, nghe Lý Thần Phi nói vậy thì vui mừng và lập tức triệu hạnh và sủng ái nàng, quả thật sau 1 năm nàng đã sinh được một hoàng tử.

Chị em cùng tiến cử: Điển hình sử dụng thuật này trong lịch sử có Vi phi - mẹ đẻ của Tống Cao Triệu Cấu. Năm 18 tuổi, Vi thị được tuyển vào Đoan vương phủ (sau này là Vi Tông), trở thành một thị nữ cho Trịnh Vương Phi - sủng phi của Đoan vương Triệu Cát (sau này là Trinh hoàng hậu). Nhưng do nàng cao thô, nước da lại vàng nên khó mà lọt mắt xanh của Triệu Cát. Không lâu sau nàng kết thân với một cung nữ họ Kiều cùng hầu hạ Trịnh Vương Phi, nàng hầu Kiều thị ngược lại xinh đẹp vô cùng, mỏng mảnh tha thướt, làn da trắng mền mại nhưng lại ở hậu cung sâu thẳm nên cũng chẳng được Triệu Cát để ý đến. Hai bọn họ cùng bắt tay kết nghĩa thề rằng sướng khổ có nhau.

Sau này Đoan vương trở thành Tử Tông, Kiều mỹ nhân cuối cùng cũng được sủng ái và trở thành quý phi. Nàng ấy đã không quên lời thề kết nghĩa năm xưa tiến cử nàng Vi thị nhưng vì nhan sắc rất đỗi bình thường nếu không muốn nói là xấu nên Vi thị không được Tử Tông lâm hạnh. Vào một tết trung thu sau khi rượu đã say mềm, Tử Tông liền đến chỗ của Kiều quý phi, nàng ấy đã tranh thủ cơ hội này cho Vi thị cùng lên giường nằm cùng nhằm giúp nàng ấy hưởng niềm hạnh phúc của lần đầu tiên và cũng có thể là lần duy nhất được “hầu hạ” hoàng thượng.

Không ngờ sau lần đó nàng Vi phi có mang và sinh ra Triệu Cấu (Nam Tống hoàng đế Tống Cao Tông). Có thể nói nếu không có sự giúp đỡ của Kiều quý phi thì Vi thị không thể có cơ hội được Tử Tông lâm hạnh, và cũng không thể có được Khang vương Triệu Cấu, cũng có thể không có được sự tiếp nối của vương triều Nam Tống (vì trong nạn Tĩnh Khang, hậu duệ của Tống Thái Tông chỉ có duy nhất Triệu Cấu thoát nạn còn lại toàn bộ đàn ông trong dòng họ đều bị bắt và đưa đầy lao động khổ sai.)

Hoàng đế lâm hạnh nhầm: Có lúc vì sự mơ hồ trong cơn say, đế vương gây ra chuyện lâm hạnh nhầm. Câu chuyện về Vi thị kể trên cũng là một điển hình. Ngoài ra, thời Tây Hán Cảnh Đế cũng đã từng phạm việc tương tự. Vào một đêm, Hán Cảnh Đế muốn triệu hạnh Trình Cơ nhưng đúng kỳ kinh nguyệt nên nàng bèn cho Đường nhi thị nữ của mình đóng giả thế thân vào hầu hoàng thượng. Cảnh Đế rượu đã say mèm, thật giả lẫn lộn không thể phân biệt cho nên đã nhầm Đường nhi là sủng phi Trình Cơ rồi cùng nàng vui thú không ngờ sau ngày đó nàng Đường nhi đã có mang.

Thuật “dùng lời kể nỗi ai oán”. Việc phi tần có được cơ hội hầu hạ chuyện giường chiếu với hoàng thượng là điều vô cùng khó khăn và hiếm hoi. Vì thế chốn thâm cung có không biết bao nàng cung nữ đã vùi chôn tuổi thanh xuân và cuộc đời. Nàng Thục phi Trình Nhất Ninh đã không chấp nhận số phận đó và đã dùng thuật này và sau trở thành sủng phi của Nguyên Thuận Đế.

Tương truyền trước đây nàng cũng như bao cung nữ khác âm thầm, ấm ức sống cảnh lạnh lẽo nơi cung cấm. Hàng đêm, khi mọi người đã say giấc nàng lại đăng lầu ỷ lan cất lên những lời ca ai oán tránh móc, lời hát như tắc nghẹn trong lòng, thê lương vô tận. Có một lần không ngờ Nguyên Thuận Đế vô tình nghe được cảm thấy cảm động vô cùng bèn lệnh đến chỗ nàng và từ đó nàng trở thành sủng phi của hoàng thượng.

Thuật “trang trí phòng, đốt hương thơm”. Hậu cung Minh triều mỗi ngày khi trời chạng vạng tối, trước cửa nơi ở của các phi tần sẽ treo hai đèn lồng đỏ. Mỗi khi hoàng đế lâm hạnh một cung phi nào đó tức đèn treo ở cung đó sẽ được bỏ xuống để biểu thị rằng nơi này hoàng thượng đã chọn để qua đêm. Nơi Hoàng đế triều Minh lần thứ nhất lâm hạnh phi tần phải được các quan lại chuyên phụ trách trang trí lại cho mới căn phòng và phi tử được thừa hạnh cũng phải có phục trang tương ứng.

Nơi mà hoàng đế lâm hạnh sẽ được đốt hương trầm theo lệ. Có một lần Sùng Trinh hoàng đế đến một căn biệt điện cảm thấy có một mùi hương nồng nàn khó tả thấm vào tận tâm can, tâm trạng vô cùng hứng khởi bèn hỏi cận thị và được đáp: “Nơi thánh giá lâm hạnh theo lệ đốt loại hương thơm này ạ”. Sùng Trinh thở dài nói: "Đây chính là mùi hương khiến cho Hoàng phụ, hoàng huynh không thọ". Vì thế từ sau cấm không cho dùng loại hương này.

Thuật “Lật thẻ bài treo đèn”: Chế độ thị tẩm của các phi tần triều Thanh không giống các triều đại khác. Đêm xuống, hoàng đế sẽ quyết định chọn phi tần nào sẽ thị tẩm. Mỗi phi tần đều có thẻ bài màu xanh lục đề tên. Khi nhà vua chuẩn bị thưởng thức bữa tối, thái giám sẽ bày 10 hoặc hơn 10 tấm thẻ bài lên chiếc đĩa bạc lớn được gọi là thiện bài. Sau khi dùng xong bữa, thái giám sẽ quỳ xuống trước mắt hoàng thượng và dâng thiện bài.

Nếu hoàng thượng không có hứng thứ sẽ nói: “Cho lui”, nếu có hứng sẽ chọn tên một phi tần và lật úp tấm thẻ bài xuống. Thái giám sẽ cầm tấm thiện bài đó đưa cho một thái giám khác chuyên phụ trách các phi tử được thừa hạnh. Thời nhà Thanh, các hoàng đế đề phòng cảnh giác cao độ luôn sợ xuất hiện thích khách trong đám phi tử, nên khi được sủng hạnh, các phi tử bắt buộc phải khỏa thân và được bọc vào tấm chăn, sau đó được thái giám cõng đến tẩm sở của hoàng thượng. Hoàng đế nhà Thanh triệu hạnh tần phi cũng theo lệ sẽ tắt đèn trước cửa, tại hành cung cũng thế. Mỹ nữ khi vào cung thì tóc chải bím nhưng nếu đã được triệu hạnh thì tóc phải vấn lên.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo