Pháp luật

Những trái khoáy của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng

Những hạn chế, thiếu sót và sai phạm của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng khiến người dân có quyền hỏi: Tiền lãng phí trong những sai phạm trên đã chảy vào túi ai?
Trong việc đóng mới, mua, bán tàu, Thanh tra chính phủ đã chỉ rõ những hạn chế và thiếu sót của Vinalines trong đó có nhiều điểm trái ngược hẳn với quyết định của Thủ tướng Chính phủ như cơ cấu đội tàu chưa phù hợp với kế hoạch được phê duyệt.
 
 
Cụ thể là Vinalines chủ yếu đầu tư các loại tàu vận chuyển hàng khô, tàu tải trọng lớn, ít chú ý đến tàu chuyên dùng.
 
 
Không chỉ vậy, tiến độ thực hiện Chương trình đóng mới tàu chậm so với kế hoạch 7 năm (Theo kế hoạch phải hoàn thành năm 2005 nhưng Vinalines đề nghị Chính phủ cho phép đến hết năm 2012; 11/27 dự án đã có quyết toán và kiểm toán, chưa lập quyết toán 16/27 dự án…
 
 
Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hầu hết các dự án mua tàu được lập sơ sài, nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất, dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng thực tế có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác trong giai đoạn 2005 – 2010 lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán.
 
 
Kết luận chỉ ra, trong việc mua tàu, những tàu có nhiều năm tuổi vẫn được mua là chưa phù hợp với chủ trương trẻ hóa đội tàu của Chính phủ. Có 17 tàu trên 15 tuổi không đủ điều kiện đăng ký tại Việt Nam.
 
 
Thậm chí có tàu đã 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài (Mông Cổ, Panama), điển hình các tàu do Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam mua có tuổi trung bình là 26 năm và hiện tại có 7/10 tàu treo cờ của nước ngoài.
 
 
Các tàu mua có quy mô, tính năng kỹ thuật khác nhau, có sự chênh lệch giá mua lớn khi đưa vào khai thác có ảnh hưởng rất khác nhau đối với kinh tế vận tải biển nhưng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án không có sự phân biệt.
 
 
Theo Thanh tra Chính phủ, việc lưu trữ hồ sơ bán tàu của Vinalines và các đơn vị trực thuộc không tốt. Thực tế, có tàu bán chỉ có 1 đơn vị tham gia chào và trúng, giá bán được chấp nhận rất ít so với giá chào bán ban đầu. Thậm chí sau khi bán tàu còn này sinh các tình huống khác dẫn đến khiếu nại và dư luận không tốt.
 
 
Việc tổ chức vận chuyển phân tán, thiếu kinh nghiệm trong điều hành dẫn đến tình trạng tàu của Vinalines bị giữ và bị phạt nhiều, đặc biệt trong thời gian vừa qua đã xảy ra 5 vụ tranh chấp lớn dẫn đến tàu của Vinalines bị nước ngoài bắt giữ phải ngừng hoạt động, người thuê tàu hủy hợp đồng, phát sinh chi phí nộp phạt, tranh tụng dẫn giảm hiệu quả kinh doanh.
 
Trong những lần sửa chữa ụ nổi No83M, Vinalines chỉ căn cứ vào báo giá của các công ty sửa chữa
tàu biển để phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư (Ảnh Quốc Thắng/VNE)
 
 
Ngoài ra, trong dự án xây dựng Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong, Vinalines đã chi 4,144 tỷ đồng cho lễ khởi công vượt quá quy định hơn 4 tỷ đồng (Thủ tướng chỉ cho phép chi phí tổ chức lễ khởi công không quá 50 triệu đồng).
 
 
Trong vụ mua ụ nổi No83M, trong quản lý về đơn giá sửa chữa khi tiến hành 2 lần sửa chữa tại Việt Nam, Vinalines chỉ căn cứ vào báo giá của các công ty sửa chữa tàu biển để phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư.
 
 
Cả 11 hợp đồng sửa chữa Vinalines đều không thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thẩm tra để làm căn cứ phê duyệt dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư và đấu thầu sửa chữa.
 
 

Với những trái khoáy trên, Vinalines đã làm lãng phí nhiều tiền của nhà nước. Với những sai phạm rõ ràng và trong nhiều năm liên tiếp, Vinalines đã “đẩy” mọi người vào thế phải suy nghĩ và đặt ra câu hỏi: Tiền lãng phí trong những sai phạm trên đã chảy vào túi ai?


Đột ngột được chuyển công tác



Dư luận đã sốc khi việc làm ăn thua lỗ triền miên tại Vinalines được công bố tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011. Nhiều nhà báo còn nhớ, tại hội nghị được tổ chức vào cuối tháng 7/2011, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng Giám đốc Vinalines cho biết: 6 tháng đầu năm 2011, Vinalines lỗ 660 tỉ đồng.

 

Đây là cơ sở để đến ngày 7/9/2011, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines.



Những sai phạm xảy ra tại Vinalines đều diễn ra trong thời gian ông Dương Chí Dũng giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines (từ tháng 8/2005) và đến tháng 7/2011 khi ông Dũng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.

 

Trong khi công tác thanh tra còn chưa hoàn tất, đầu tháng 2/2012, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Hơn một tuần sau, ngày 16/2, tại trụ sở Vinalines, Thanh tra Chính phủ đã công bố dự thảo lần đầu kết luận với những sai phạm tại Vinalines.



Ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương thẳng thắn lên tiếng: "Vinalines là doanh nghiệp thuộc hệ thống các tổng công ty 91 thì chịu sự quản lý của ai? Nếu nói “vội vàng’ thì các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính phải chịu trách nhiệm".

 

Trước vấn đề "dùng người" của các cơ quan chức năng, ông Hùng cho biết: "Tôi được biết là ông ta (ông Dương Chí Dũng - PV) làm ăn bên Vinalines không tốt, thế mà lại bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng Hải – một công việc lớn hơn. Điều đó là không được và bằng chứng là bây giờ bị truy nã rồi. Bộ Giao thông vận tải cần phải trả lời công luận về công tác cán bộ này".

 

 

Theo GDVN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo