Nợ đầu bảng, EVN cấm sếp tiết lộ bí mật?
Sếp EVN sẽ không được tiết lộ bí mật trong thời gian đương chức và tối thiểu 3 năm khi không đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Thành viên EVN. Yêu cầu được đưa ra sau hàng loạt thông tin thua lỗ của EVN trong các báo cáo tài chính Chính phủ gửi Quốc hội và vụ việc thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm của EVN vào tháng 10 vừa qua.
Nghị định 205/2013/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Thành viên EVN không được tiết lộ bí mật của EVN trong thời gian đang đương chức và tối thiểu 3 năm sau khi không đảm nhiệm các chức vụ trên, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Dư luận đặt câu hỏi về việc tại sao EVN lại có quyết định như vậy?
Báo cáo tài chính mới đây của Chính phủ trình lên Quốc hội chỉ ra tổng nợ phải trả của EVN năm 2012 là 103.194 tỷ, đứng thứ 2 chỉ sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nợ 124.499 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo Chính phủ trình lên Quốc hội vào năm 2011, nợ phải trả của EVN là 275.278 tỷ đồng trong đó Công ty mẹ: 210.324 tỷ đồng trên tổng số nợ 1.292.400 tỷ đồng. Nợ quá hạn của EVN là 10.149 tỷ đồng.
Do vay đầu tư nhà máy điện nên số nợ nước ngoài của EVN là 99.260 tỷ đồng, chiếm 69,5% trong tổng số nợ 142.853 tỷ đồng.
Lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng, trong đó lớn nhất lại là EVN với số lỗ lũy kế là 38.104 tỷ đồng (lỗ do sản xuất kinh doanh điện 11.437 tỷ đồng; lỗ do chênh lệch tỷ giá 26.667 tỷ đồng).
Tháng 10/2013, thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm của EVN lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…
Cụ thể, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng.
Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.
Trong khi chi cả trăm nghìn tỉ đồng đầu tư ra ngoài và thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng một cách dễ dàng thì EVN lại khó khăn trong việc chi trả nợ cho các đối tác phát điện trong và ngoài ngành.
Cho đến hết năm 2011, Công ty Mua bán điện của EVN còn nợ hơn 22.000 tỉ đồng của các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10.000 tỉ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán của PVN hơn 9.200 tỉ đồng và Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 335 tỉ đồng.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Cột tin quảng cáo