Nông sản Việt Nam: Thu hoạch không đủ bù lỗ
Ứ đọng đồng loạt
Nhìn lại nền nông nghiệp nước ta
30 năm trở lại đây, nông nghiệp nước ta đã giữ mức được mức tăng trưởng tương đối (4,06%/năm), đã có những bước phát triển trong khâu nghiên cứu và lai tạo giống để phục vụ tốt cho sản xuất, hơn nữa còn là thị trường xuất khẩu có chỗ đứng vững chắc trên thế giới. Tuy nhiên ngành NN nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần phải thay đổi.
Trong nhiều năm nay, NN đã được chú trọng hơn bởi sự đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước và các doanh nghiệp nhưng hiệu quả cho thấy vẫn chưa được như mong đợi. Để NN phát triển bền vững, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao của đội ngũ sản xuất, nhưng điều đó chúng ta chưa đạt được do trình độ nhân công còn thấp không đáp ứng được nhu cầu của nền nông nghiệp hiện đại.
Mức thu nhập của người dân chưa cao do khả năng cạnh tranh của NN thấp với cả thị trường trong nước và quốc tế, đầu ra không ổn định gây tổn hại trực tiếp tới kinh tế của người dân.
Và vấn đề đang thấy rõ hiện nay là tình trạng nông sản thiếu đồng đều về số và chất lượng, thu hoạch khi thừa khi thiếu, chất lượng ngon ở miệng nhưng đăng
Vẫn còn nhiều điểm sáng
Bên cạnh những tin buồn về ứ đọng đầu ra cho nông sản nước nhà, vẫn có những cơ sở trồng rau ( ớt, cà chua, dưa chuột ...) sản lượng làm ra không đủ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của đối tác. Mà đối tác ở đây toàn là Nhật, Úc...
Các doanh nghiệp này đã sang tận Hà Lan, Israel mua công nghệ và con người về nâng cao chất lượng sản phẩm. Cử người đến Nhật, Trung Quốc... xác định rõ ràng nhu cầu, ký hợp đồng cẩn thận trong ít nhất 6 tháng nhằm đảm bảo đầu ra ổn định. Thử hỏi như vậy có bền vững được hay không?
Đưa nông nghiệp Việt Nam đi theo con đường bền vững
Từng bước công nghiệp hóa nền nông nghiệp bằng cách hợp tác - chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp, quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến. Như vậy, vừa đào tạo được đội ngũ nhân sự của ta có kiến thức, chất lượng đầu ra cũng đảm bảo đúng quy định quốc tế.
Đầu tư cho bảo hiểm nông nghiệp: Việt Nam tuy đã có các công ty bảo hiểm nông nghiệp nhưng tỉ lệ bảo hiểm còn ở mức thấp và chưa mang lại kết quả khả thi vì trong lĩnh vực này chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy nên khuyến khích kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào bảo hiểm NN để người dân có thể được đền bù hỗ trợ trong các trường hợp rủi ro.
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có nhiều việc phải làm. Thứ nhất là định hướng cụ thể cho dân biết nên trồng cây gì, nuôi con gì? Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường rõ ràng. Tích cực đàm phán trong các hiệp định thương mại tự do, tìm ra nhiều thị trường giúp nông sản nước nhà "chen chân" ra trường Quốc tế
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh