Nộp và rút tiền bị tính phí: Mâu thuẫn và ngược đời!
Bởi ngay khi nghe thông tin này, rất nhiều người đã tuyên bố, họ sẽ giữ tiền mặt trong nhà, khỏi nộp vào tài khoản để rồi rút ra bị tính phí cả hai đầu.
Thậm chí, một số người còn khẳng định, họ sẽ không sử dụng dịch vụ ngân hàng để tránh trả phí mỗi lần nộp vào - rút ra.
Tuyên bố này không hề có tính dọa dẫm vì trên thực tế, hầu hết các nhu cầu chi tiêu thường ngày của đại bộ phận người dân hiện nay vẫn buộc phải sử dụng tiền mặt.
Thử nghĩ mà xem, đi chợ mua rau, thịt, quần áo hay uống ly nước ngoài đường... liệu có thể sử dụng bất cứ hình thức thanh toán nào khác ngoài tiền mặt?
Nếu "kiểu gì" cũng phải dùng tiền mặt, tất nhiên họ sẽ chọn giải pháp giữ tiền trong nhà thay vì nộp vào tài khoản, vừa tiện lợi lại tránh phải trả phí cho ngân hàng.
Như vậy, mục đích hạn chế thanh toán bằng tiền mặt không những khó đạt mà còn khiến tiền trong ngân hàng bị chảy ngược về tủ mỗi gia đình.
Hệ thống tín dụng sẽ mất đi một số vốn không nhỏ để phục vụ đầu tư, cho vay sản xuất.
Quy định này lại càng bất công với những người lao động.
Đó là hàng triệu công nhân trên cả nước đang phải chấp nhận tốn phí rút tiền hằng tháng khi ngân hàng liên kết với công ty trả lương qua tài khoản.
Số tiền vài ngàn, vài chục ngàn đối với họ cũng là khoản phải suy nghĩ.
Đó là chưa kể, nay họ muốn nộp tiền vào chính tài khoản của mình cũng bị thu phí.
Điều này dễ làm nảy sinh tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, khi người lao động đòi hỏi cần được nhận lương bằng tiền mặt.
Rồi những sinh viên sống xa nhà, số tiền ít ỏi hằng tháng gia đình gửi cho đã bị trừ phí khi rút thì với quy định này, bố mẹ các em khi nộp tiền vào tài khoản cho con cũng bị thu phí.
Làm vậy, ngân hàng đã "ăn" cả 2 đầu với các khách hàng nhỏ lẻ, tài chính eo hẹp.
Quy định này còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và ngược đời. Mục đích là hạn chế thanh toán bằng tiền mặt nhưng nộp tiền mặt vào ngân hàng để thanh toán lại bị tính phí.
Như vậy, làm sao có thể khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng như khuyến khích không thanh toán bằng tiền mặt?
Gửi tiền vào tài khoản, thực chất người dân đang giúp ngân hàng huy động tài chính, ngân hàng có thể dùng nó để đầu tư, sinh lời, hay nói cách khác là cho ngân hàng vay.
Sẽ rất ngược đời nếu người cho vay lại bị người vay tính phí. Một vấn đề quan trọng hơn ai cũng biết, muốn hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, phải tạo ra hệ thống hạ tầng chấp nhận thanh toán ngoài tiền mặt tiện dụng, rộng khắp để người dân có sự lựa chọn.
Khi đó, ai thích dùng tiền mặt thì phải chấp nhận trả phí, ai thanh toán bằng thẻ thì được miễn phí... người dân thấy cái nào có lợi thì sử dụng hình thức thanh toán đó.
Còn hiện tại, hầu hết các chi trả sinh hoạt tối thiểu hằng ngày của họ không có sự lựa chọn. Nếu lấy lý do hạn chế thanh toán tiền mặt để tính phí gửi - rút tiền là ép buộc họ.
Phí ATM, phí mở tài khoản, phí duy trì tài khoản ngân hàng, phí chuyển khoản trong - ngoài hệ thống, phí sao kê... đủ các loại phí bủa vây khách hàng từ phía ngân hàng và giờ đây thêm phí nộp - rút tiền mặt.
Nếu không thận trọng và vì mục đích dài hạn các ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng được con tép, mất con tôm, bài học không mới nhưng chưa bao giờ cũ cho những nhà quản lý lấy việc đánh phí làm giải pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 7/11/2024: Tiếp đà tăng, đạt mức cao nhất 64.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 7/11/2024: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giảm mạnh