Ô tô Trung Quốc vì sao 'chết yểu' ở Việt Nam?
Ồ ạt nhập về, lặng lẽ rút lui
Sự bùng nổ của thị trường xe hơi Việt Nam trong gần 10 năm trở lại đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều hãng xe lớn và nhỏ. Tận dụng “khoảng cách địa lý” và ưu thế giá rẻ, nhiều thương hiệu xe Trung Quốc đua nhau nhảy vào Việt Nam. Khởi đầu là Lifan rồi tới Chery, BYD, và mới nhất là Haima, Geely hay MG.
Các hãng xe này từng kỳ vọng sẽ dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng Việt bằng giá rẻ và kiểu dáng bắt mắt trong bối cảnh giá xe hơi trong nước đang cao gấp 2,3 lần giá xe thế giới.
![]() |
Để thuyết phục người tiêu dùng Việt, mỗi thương hiệu xe Trung Quốc đã sử dụng một cách tiếp cận khác nhau từ nhập khẩu nguyên chiếc tới liên doanh lắp ráp trong nước.
Có hãng sử dụng trực tiếp thương hiệu Trung Quốc và lấy giá làm thế mạnh khi tung ra các sản phẩm được cho là rẻ nhất thị trường. Có hãng lại né tránh nguồn gốc thực tế và nhấn vào lịch sử lâu đời của thương hiệu nước ngoài mà họ đã thâu tóm.
Dù dùng cách này hay cách kia, hầu hết các dòng xe gắn mác xe Trung Quốc đều “khóc” vì ế ẩm. Nhanh thì vài tháng, bền hơn thì được vài năm, những đại lý phân phối xe Trung Quốc đều lặng lẽ thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa ngừng hoạt động.
Những dòng xe một thời được quảng bá là rẻ nhất, là hấp dẫn với những người thu nhập thấp như Chery QQ3, Riich M1, BYD F0 hay Lifan 320 đã nhanh chóng lọt top các dòng xe ế nhất và ngấp nghé được khai tử với doanh số 1-2 xe trong một tháng hoặc vài tháng hay thậm chí cả năm.
Không bán được xe, có đại lý phải chuyển sang cho thuê xe mới nhưng cũng không đắt hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/7/2025: USD và NDT tăng nhẹ trở lại
Giá nông sản ngày 21/7/2025: Cà phê, hồ tiêu ổn định
Giá heo hơi ngày 21/7/2025: Tiếp đà giảm giá
Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh
Cần quy trình liên thông để giải bài toán điểm nghẽn pháp lý tại khu công nghiệp

Viettel sẵn sàng các phương án ứng cứu thông tin trong bão Wipha