Quốc tế

Obama phủ quyết dự luật kiện Ả Rập Saudi vụ 11/9

(DNVN)-Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phủ quyết dự luật cho phép các gia đình nạn nhân vụ tấn công khủng bố 11/9 kiện Ả Rập Saudi.

Ngày 23/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phủ quyết dự luật cho phép các gia đình nạn nhân vụ tấn công khủng bố 11/9 kiện Ả Rập Saudi. Động thái của ông chủ Nhà Trắng có nguy cơ gây phản ứng dữ dội của cộng đồng người da màu và vấp phải sự chỉ trích của quốc hội. 

Tổng thống Obama đã phủ quyết dự luật kiện Ả Rập Saudi vụ 11/9

Trong khi bày tỏ "sự cảm thông sâu sắc" đối với các gia đình nạn nhân vụ 11/9, Tổng thống Obama cho biết, dự luật này sẽ "phương hại đến lợi ích quốc gia Mỹ".

Nhà Trắng đã nỗ lực phủ quyết hoặc sửa đổi đáng kể dự luật dù nó đã được quốc hội thông qua

Bà Terry Strada, người có chồng là Tom bị thiệt mạng tại tòa tháp Trung tâm thương mại Thế giới, phát biểu với AFP rằng, "các gia đình nạn nhân đều bất bình và rất thất vọng" về quyết định của ông Obama.

Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump - người chỉ trích ông Obama và đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton không cứng rắn trong chính sách chống khủng bố - đã miêu tả quyết định phủ quyết dự luật cho phép các gia đình nạn nhân vụ tấn công khủng bố 11/9 của đương kim Tổng thống Mỹ là "đáng xấu hổ".

Nhà Trắng khẳng định ông Obama không phủ quyết dự luật vì Ả Rập Saudi, khẳng định họ lo ngại dự luật sẽ tạo ra một tiền lệ pháp lý nguy hiểm, làm xói mòn nguyên tắc được miễn nhiệm. 

 

Liên minh châu Âu và một loạt các quốc gia đã bày tỏ mối lo ngại tương tự.

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật mang tên "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố" (JASTA) vào ngày 09/9, tức chỉ 2 ngày trước khi nước Mỹ tưởng niệm 15 năm ngày xảy ra các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9/2001, cướp đi sinh mạnh của khoảng 3.000 người. 

Giới chức Mỹ khẳng định, vụ tấn công 11/9 đã được tiến hành bởi các tay súng khủng bố al-Qaeda. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng, các thành phần "gian xảo" trong chính phủ Mỹ đã bày mưu hoặc ít nhất đã khuyến khích vụ tấn công.

Nên đọc
NM (Theo AFP)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo