Ông Đường “bia” phất lên nhờ bất động sản như thế nào?
Ngoài sự thành công trong kinh doanh bia, và được người dân Hà Nội nhắc đến ông Nguyễn Hữu Đường –Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình với tên gọi rất thân thiện ông Đường “bia”. Để có danh hiệu này, ông Đường giải thích: “bố mẹ tôi làm ở Công ty rượu bia, thấy mấy ông xích lô chở bia kiếm được khá nhiều tiền.
Chế độ Công ty là cứ chở được ba thùng bia thì được mua một thùng, giá bán ở Công ty là 100 đồng/thùng những ở ngoài thị trường bán được từ 150-160 đồng/thùng. Tính ra, mỗi ông xích lô một tháng cũng kiếm được tiền bằng lương của một kỹ sư. Thấy thích quá
nên tôi xin đi làm xích lô.”
Thời đó, bia là mặt hàng khan hiếm và bán bia rất dễ dàng, chính vì
thế giai đoạn này ông Đường đã kiếm được “kha khá”. Ông chia sẻ:
“Mang bia từ nhà máy bia ra bán vào thời điểm mùa hè cũng có lợi
nhuận gấp đôi. Mỗi ngày cũng kiếm được khoảng năm chỉ vàng. Sau
này khi làm bia thì lại còn kiếm được nhiều hơn, mỗi ngày kiếm được
vài cây vàng.”
Mang bia từ nhà máy bia ra bán vào mùa hè lợi nhuận gấp đôi. Mỗi ngày cũng kiếm được khoảng năm chỉ vàng. Sau này khi làm bia còn kiếm được nhiều hơn, mỗi ngày vài cây vàng |
Trong giai đoạn phát triển của công ty từ năm 89 đến năm 98, Công ty luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, mỗi năm luôn tăng trưởng vài trăm phần trăm, có năm tăng hàng nghìn %. Từ chỗ chỉ có 16 người thì đến năm 1993 công nhân đã lên hơn 100 người khi đó tôi còn phát triển nhà máy cơ khí.
Năm 2000, Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên có chủ trì cuộc họp mời các doanh nghiệp để đóng góp. Khi đó tối có ý kiến “đầu tiền doanh nghiệp muốn
làm thì cũng phải có đất để xây dựng nhà máy, trong khi đất lại bị Nhà
nước quản lý mà chúng tôi đi mua cũng rất khó khăn”.
Cũng chính từ đây, ông Đường đã được sự đồng ý của ông Hoàng
Văn Nghiên và đã xin được khu đất 5000 m2 hiện này trên đường
Hoàng Quốc Việt.
Bắt đầu từ đây, ông bước chân vào con đường kinh doanh bất
động sản. Khi đó vào khoảng năm 2000 ông Đường đã chọn hình
đầu tư dự án Tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại.
Nhiều người cho rằng đây là một quan điểm sai, bởi vì nếu lúc đó
ông làm nhà ở và bán cho khách hàng thì thu được khoản lợi lớn
và dòng tiền về cũng rất nhanh.
Nhưng ông Đường đã chọn đi theo con đường cho thuê văn phòng.
Bởi ông cho rằng, GDP Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những năm
tiếp theo, và khu công nghiệp sẽ bắt đầu nở rộ, mà vị trí làm dự án
của ông rất thuận lợi cho khi từ trung tâm tới sân bay, lại có thê khu
công nghiệp Bắc Thăng Long đưa vào hoạt động.
Ông Đường giải thích thêm, làm văn phòng thì có thể cho thuê
20 USD/m2/ tháng, mỗi năm thu được 240 USD, chỉ khoảng hai đến
ba năm là có thể thu hồi được vốn.
Tòa nhà văn phòng không phải là tồn tại trong vài năm, và có thể
tồn tại hàng trăm năm. Cho nên để làm các công trình công cộng
thì nếu có vị trị đắc địa còn hơn là làm nhà ở để bán. Nhưng bán
thì có thể thu được tiền lời ngay.
- Bước chân vào bất động sản có gì đặc biệt, thưa ông?
Khi đầu tư bất động sản cần nhìn xa hơn chút. Ngay cả khi tôi làm
bia, nhưng tại sao về tất cả các bộ, ngành có tiêu chuẩn được mua
bia đều đến mua bia của tôi? Ngày xưa người dân Hà Nội chuộng
bia của tôi là do bia không có trộn nước lã.
Mặc dù làm bia những có khi đến cả tháng cũng không uống bia, rượu cũng không. Buổi tối, ai hỏi đang chiếu phim gì tôi cũng biết |
Trước đây do bia của ông Đường ngon nên các quán bán bia đều nhập bia từ ông Đường. Ngay cả hiện nay nhà máy Man của tôi được Sabeco bao tiêu hết, họ nhập hết sản phẩm của nhà máy. Năm 2010 ước tính có khoảng 40 nghìn tấn được bán cho sabeco, khoảng 600 tỷ đồng, tức là có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Ngay cả bây giờ là bất động sản, làm cái gì cũng phải có chất lượng
và hai là phải cố gắng.
- Tỷ suất lợi nhuận của nhà máy trung bình bao nhiêu? Vốn cho
dự án Hòa Bình Green City không phải dùng vốn vay ngân hàng,
vốn do lãi từ bia?
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp nhất như năm nay cũng được
khoảng 25-30%/năm, có năm khoảng 40%/năm. Như khu văn phòng
đến nay hết khấu hao rồi thì mỗi năm cũng thu lời khoảng 60 tỷ đồng,
khối căn hộ cho thuê cũng được khoảng ba đến bốn tỷ đồng.
Nhà máy Man và nhà máy Innox cũng hết khấu hao rồi. Hiện nay công
ty đang thực hiện đầu tư thêm nhà máy innox khổ lớn khoảng 1000
tỷ đồng để xuất khẩu.
Đối với dự án Hòa Bình Green City thì không phải vay ngân hàng, mà
có đi vay thì ngân hàng cũng chẳng cho vay. Nếu làm bất động sản
hiện nay mà đi vay ngân hàng thì “chết”.
Hiện Công ty đang có một phần vốn tự có để làm hạ tầng. Bên cạnh
đó, Công ty cũng đang trong giai đoạn bán nhà và thu tiền, cho đến
bây giờ dự án được đánh giá là thành công bởi khách hàng khá yên
tâm với chất lượng và giá cả mà Hòa Bình đưa ra.
Ban đầu Savills đưa ra giá bán là 1600 USD/m2, và mình nghĩ có thể
bán được 1800 USD/m2. Tuy nhiên, hiện nay đưa ra mức giá từ 24,1
– 27 triệu đồng/m2 coi như công trình này làm là “lấy công làm lãi”.
Nếu đưa ra mức cao hơn thì để bán được hàng rất là khó. Tôi tin rằng
với chất lượng và vị trí của dự án thì dự án cũng sẽ thành công.
Chữ “Tín” là phải duy trì, ví dụ như chống động đất, hay là cửa mạ vàng.
Từ hồi làm xong cái cửa tại dự án somerset chả ai hỏi làm bằng vàng
thật hay vàng titan cả. Đi vào thang máy tintan vàng nhìn bóng soi gương
được.
Để làm cửa vàng khi đó tôi bỏ ra 140 cây vàng, may mà hồi đó còn rẻ
chỉ có 4-5 triệu đồng/chỉ, chứ như bây giờ mà hơn 40 triệu đồng thì “chết”.
- Công việc bận như vậy, thời gian rảnh ông thường làm gi? Ông có
thường xuyên uống bia ?
Mặc dù làm bia những có khi đến cả tháng cũng không uống bia, rượu
cũng không. Thời gian rảnh thì trước đây thường đi đánh tennis còn giờ
thì đánh golf, đọc sách, đọc truyện, xem phim. Buổi tối, có ai hỏi đang
chiếu phim gì tôi cũng biết.
- Xin cám ơn ông!
Theo TTVN
End of content
Không có tin nào tiếp theo