Ông Erdogan thắng trưng cầu hiến pháp, điều gì đến với Thổ Nhĩ Kỳ?
Hôm 16/4, tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra cuộc trưng cầu hiến pháp quan trọng đối với lịch sử hiện đại của đất nước. Nhân dân phải quyết định họ sẽ sống trong quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ của Ataturk hay Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan?.
Nhà sáng lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ - Mustafa Kemal Ataturk đã gây dựng một nhà nước độc đáo trong thế giới Hồi giáo nền cộng hòa dân chủ thế tục hướng tới các giá trị phương Tây và thế giới phương Tây. Tất nhiên, phương án của Ataturk có những nhược điểm.
Ví dụ, "chốt bảo hiểm" quân đội. Khi những người Hồi giáo cấp tiến (dựa vào tiếng nói cử tri) trung thực lên nắm quyền, quân đội lập tức lật đổ họ và trao lại quyền lực cho các Kemalists (các nhà Cộng hòa). Như vậy khó có thể gọi là một nền dân chủ.
Do đó, người đứng đầu nhà nước có hai lựa chọn phát triển hệ thống: hoặc khai hóa thế tục cho các tỉnh miền đông và miền trung lạc hậu của đất nước, hoặc ngược lại, dựa vào họ Hồi giáo hoá cả nước. Người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay ông Recep Erdogan đã theo lựa chọn thứ hai.
Trong quá trình trưng cầu dân ý, ông Erdogan đã dựa vào các nhóm bảo thủ, các nhà dân tộc chủ nghĩa địa phương vốn hưởng ứng tham vọng cường quốc Ottoman mới của tổng thống.
Thực chất, chế độ dân chủ tự do Hồi giáo không thể dựa vào nhóm cử tri như vậy, nó sẽ tự động biến thành một hệ thống độc tài (thế tục hay Hồi giáo trong trường hợp này không còn là quá quan trọng).
Trên thực tế, sự tiến hóa này đã diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc trưng cầu, Tổng thống đã đề nghị củng cố các sửa đổi hệ thống bằng pháp luật. Ví dụ, sửa đổi hiến pháp loại chức Thủ tướng, cấm các cựu quân nhân (người gìn giữ truyền thống cộng hòa Ataturk) tham gia tranh cử, đưa hệ thống tư pháp nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ.
Những điều kể trên thực chất là biến Thổ Nhĩ Kỳ thành vương quốc sẽ do ông Erdogan nắm quyền con đường chính trị của mình (chính thức cho đến năm 2029 cho đến khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể nghĩ ra cách gì mới).
End of content
Không có tin nào tiếp theo