“Ông lớn” Alibaba bị kiện vì bán hàng giả
Các nhãn hiệu thời trang cao cấp như Gucci, Yves Saint Laurent cùng một số thương hiệu khác sở hữu bởi Kering (Pháp) đã đệ đơn kiện "người khổng lồ" trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba lên Tòa án Manhattan (Mỹ) vì đã cho những nhà bán lẻ kinh doanh hàng giả đến khắp nơi trên thế giới thông qua website của mình.
Theo nguồn tin trên Reuters, những lo ngại về nạn hàng giả trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, bao gồm website kinh doanh trực tuyến Taobao đeo đẳng trong nhiều năm qua, dù Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã loại bỏ Taobao khỏi danh sách "các thị trường khét tiếng" (về nạn hàng giả) vào năm 2012 qua những hoạt động cải thiện ghi nhận được.
Theo Kering, một chiếc túi Gucci nhái được các thương nhân Trung Quốc bán cho những người mua tối thiểu 2.000 chiếc chỉ với giá 2 – 5 USD, trong khi chiếc túi thật được bán lẻ với giá 795 USD. Alibaba vẫn tiếp tục cho phép kinh doanh hàng nhái trên các trang của hãng bất chấp Kering đã nhiều lần thông báo đó là hàng nhái.
Những lo ngại về hàng giả, hàng nhái trên hệ thống thương mại điện tử của Alibaba vẫn là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua, mặc dù năm 2012 Cơ quan đại diện thương mại Mỹ đã loại bỏ Taobao khỏi danh sách “những thị trường có tiếng xấu” vì Alibaba đã có nhiều tiến bộ.
Đơn kiện nộp ngày 15/5 đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 năm Kering kiện Alibaba.
Trước đó, vào tháng 7/2014, Kering kiện Alibaba và các chợ kinh doanh trực tuyến của Alibaba đã cung cấp môi trường quảng cáo, chợ giao dịch, các dịch vụ khác để gian thương bán các sản phẩm giả mạo đến người tiêu dùng tại Mỹ. Alibaba bị cáo buộc vẫn tiếp tục để các giao dịch hàng giả ngay cả khi đã được thông báo.
Đơn kiện cáo buộc Alibaba thông đồng trong việc sản xuất, chào bán và vận chuyển các sản phẩm hàng giả, hàng nhái mang nhãn hiệu của các công ty nguyên đơn, mà không được sự cho phép của các công ty này.
Phản ứng trước đơn kiện trên, phát ngôn viên Bob Christie của Alibaba, nói: “Chúng tôi tiếp tục hợp tác với nhiều thương hiệu để giúp họ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Và chúng tôi cũng có một lịch sử lành mạnh trong lĩnh vực này. Không may là Kering đã chọn con đường kiện tụng lãng phí, thay vì hợp tác mang tính xây dựng. Chúng tôi tin là đơn kiện này không có căn cứ và chúng tôi sẽ quyết tâm chống lại”.
Alibaba là "người khổng lồ" trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc, vừa bước chân vào Mỹ qua sự kiện lập kỷ lục IPO (lên sàn chứng khoán) ngày 18-9-2014, cạnh tranh với những "người khổng lồ" khác như Amazon ngay trên đất Mỹ.
Đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một báo cáo kết tội Alibaba mắt nhắm mắt mở cho qua các hoạt động phi pháp, đồng thời không thông báo với cảnh sát về các hoạt động trên website như Tmall hay Taobao. Hãng này cũng bị cho là "quá lỏng lẻo" trong hoạt động kinh doanh, khiến các cửa hàng dễ dàng bán hàng giả, từ túi xách đến smartphone, theo Cơ quan Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm