Thị trường

Ông Obama muốn Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong năm nay

(DNVN) - Người đứng đầu Nhà Trắng Barack Obama mong muốn Quốc hội nước này thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay nhằm góp phần đặt ra các quy tắc cho thương mại toàn cầu trong khi giữ vững lợi thế cạnh tranh của các nước thành viên.

Báo giới dẫn lời người phát ngôn của Nhà Trắng Eric Schultz tuyên bố đây là việc Quốc hội Mỹ cần nỗ lực thực hiện vì nếu không họ có thể nhường “sân chơi” cho Trung Quốc, một cách tiếp cận mà Tổng thống Obama cho là sai lầm. Cũng theo vị này, Tổng thống Obama hoàn toàn tin tưởng rằng hiệp định này sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong năm nay.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được khởi xướng từ năm 2005 bởi 4 nước thành viên ban đầu là Brunei, Chi Lê, New Zealand và Singapore. TPP chính thức khởi động vào tháng 3/2010. Việt Nam tham gia TPP vào tháng 11/2010. 

Ảnh minh họa.

Đến nay, TPP bao gồm 12 thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chi-Lê, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Với sự tham gia của Nhật Bản (tháng 7/2013), TPP được cho là hiệp định tham vọng nhất của thế kỷ. Theo đánh giá, sau khi Hiệp định thực thi, cú hích tăng trưởng đối với các nước tham gia sẽ được tạo nên.

Đây được gọi là Hiệp định "thế kỷ" bởi khu vực thương mại tự do mà TPP tạo ra là rất lớn (có tổng GDP hơn 28.000 tỷ USD, chiếm 40% tổng GDP và hơn 30% tổng thương mại toàn cầu) nên các dây chuyền cung ứng sẽ có động lực dịch chuyển về khu vực này, tạo ra lợi thế và lợi ích kinh tế to lớn cho tất cả các nước tham gia.

Ngày 5/10/2015, tại Atlanta Hoa Kỳ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận cuối cùng, kết thúc đàm phán Hiệp định của 12 nước thành viên. Đến ngày 6/11/2015, các nước thành viên cũng đã công bố các văn bản cam kết của các nước TPP đã thống nhất. 

Vào sáng 4/2/2016 (giờ địa phương), tại thành phố Auckland, New Zealand, Bộ trưởng Thương mại và kinh tế của 12 nước thành viên đã đặt bút ký xác thực lời văn Hiệp định, đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán. 

Nên đọc



 
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo