Ông Putin tái đắc cử sẽ không thay đổi lập trường của Nga về Syria
Việc ông V.Putin quay trở lại Điện Kremlin sẽ không ảnh hưởng đến lập trường của Nga trong vấn đề Syria.
Rian ngày 5/3 đưa tin dẫn lời chủ tịch Viện Nghiên Cứu Trung Đông tại Moscow Yevgeny Satanovsky cho biết, lập trường của Nga về Syria sẽ không thay đổi cho dù ai là người thắng cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống vào hôm Chủ nhật (4/3).
Lập trường của Nga trong vấn đề Syria là "vì vị thế của nước Nga dựa trên các lợi ích chính trị của mình chứ không phải là mối quan tâm riêng tư của bất kỳ một ai. Lập trường này đã không được thay đổi từ cuối năm ngoái.
Khi không có đề nghị nào của chúng tôi được ủng hộ bởi các đối tác của chúng tôi là Liên đoàn Ả Rập hay phương Tây thì vị trí của Nga trong mối quan mối quan hệ với Syria sẽ không thay đổi" - ông nói với RIA Novosti.
Tuyên bố trên của ông Satanovsky được đưa ra trước khi Bộ trưởng ngoại giao Nga tham gia cuộc họp với các Bộ trưởng Liên đoàn Ả Rập tại Cairo để thảo luận về cách thức để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp của Jordan là Nasser Judeh tại Moscow vào hôm thứ Hai (5/3), một ngày sau khi Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử tổng thống của Nga hôm Chủ Nhật (4/3).
"Cuộc họp ngày 10/3 tới sẽ là một cơ hội quý giá để phân tích tình hình từ tất cả các bên" - ông Lavrov nói.
Tuy nhiên, theo ông, điều đó là "không cần thiết" cho hành động mới ở Syria. Ông nói rằng dự thảo Nghị quyết của Nga nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng và kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập cho Syria là "không xung đột về các vấn đề chính."
Cũng vào thời điểm đó, khi đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (4/3), ông Putin cũng đã cảnh báo phương Tây không nên can thiệp vào Syria và cáo buộc Mỹ "sử dụng mánh khóe chính trị" trong khu vực "quan trọng truyền thống" đối với Nga.
Bà Nourhan el-Sheikh, giáo sư khoa học chính trị Đại học Cairo nói rằng ông Putin "đã có tầm nhìn trong vấn đề đến Syria" và rằng ông Putin muốn thế giới "phản ứng một cách chính xác" trong việc giải quyết các vấn đề ở đây.
"Putin là một trong những người thiết lập một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Ả Rập và Nga" - bà nói với RIA Novosti rằng bà trông đợi "kỷ nguyên thứ ba" của ông Putin.
Ông Altaqi cho biết thêm, sẽ không có "sự thay đổi về mặt chất lượng" trong vai trò của Nga ở Trung Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn, Nhà Đông phương học người Nga Yelena Suponina-người đứng đầu Trung tâm đối ngoại châu Á và Trung Đông tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga lặp lại rằng bà không thấy "có căn cứ" nào cho thấy mối quan hệ của Nga với Damascus sẽ thay đổi đáng kể sau khi ông Putin trở lại điện Kremlin mặc dù "nhiều vấn đề chưa được giải quyết".
Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Syria và có một căn cứ hải quân ở nước này.
Nga và Trung Quốc hồi tháng trước đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria và không tham dự hội nghị quốc tế “Syria và những người bạn” hôm 24/2- hội nghị quốc tế nhằm tăng sức ép với chính phủ Damascus trong việc xuống nước với người biểu tình chống chính phủ.
Tuy nhiên cả hai nước này đã nhắc lại lời kêu gọi cho phép các hoạt động viện trợ nhân đạo vào khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các cuộc xung đột.
Các nhóm Giám sát nhân quyền nói rằng hơn 7.000 người đã thiệt mạng trong gần một năm bất ổn, trong khi đó chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad lại đổ lỗi cho "các băng nhóm khủng bố có vũ trang" gây ra tình trạng này.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp của Jordan là Nasser Judeh tại Moscow vào hôm thứ Hai (5/3), một ngày sau khi Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử tổng thống của Nga hôm Chủ Nhật (4/3).
"Cuộc họp ngày 10/3 tới sẽ là một cơ hội quý giá để phân tích tình hình từ tất cả các bên" - ông Lavrov nói.
Tuy nhiên, theo ông, điều đó là "không cần thiết" cho hành động mới ở Syria. Ông nói rằng dự thảo Nghị quyết của Nga nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng và kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập cho Syria là "không xung đột về các vấn đề chính."
Cũng vào thời điểm đó, khi đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (4/3), ông Putin cũng đã cảnh báo phương Tây không nên can thiệp vào Syria và cáo buộc Mỹ "sử dụng mánh khóe chính trị" trong khu vực "quan trọng truyền thống" đối với Nga.
Bà Nourhan el-Sheikh, giáo sư khoa học chính trị Đại học Cairo nói rằng ông Putin "đã có tầm nhìn trong vấn đề đến Syria" và rằng ông Putin muốn thế giới "phản ứng một cách chính xác" trong việc giải quyết các vấn đề ở đây.
"Putin là một trong những người thiết lập một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Ả Rập và Nga" - bà nói với RIA Novosti rằng bà trông đợi "kỷ nguyên thứ ba" của ông Putin.
Quốc kỳ của Syria tại Damacus |
Tuy nhiên, Samir Altaqi, Giám đốc của Dubai tại Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông lại cho rằng vẫn còn “rất nhiều câu hỏi” về việc liệu ông Putin sẽ có thể "hàn gắn vai trò của Nga trong việc thiết lập một cách rõ ràng lợi ích quốc gia cho nước Nga hay không trong khi cùng một lúc có sự tham gia của nhiều bên trong cộng đồng quốc tế và khi chúng ta đang bước vào một giai đoạn khủng hoảng tại khu vực này."
Ông Altaqi cho biết thêm, sẽ không có "sự thay đổi về mặt chất lượng" trong vai trò của Nga ở Trung Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn, Nhà Đông phương học người Nga Yelena Suponina-người đứng đầu Trung tâm đối ngoại châu Á và Trung Đông tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga lặp lại rằng bà không thấy "có căn cứ" nào cho thấy mối quan hệ của Nga với Damascus sẽ thay đổi đáng kể sau khi ông Putin trở lại điện Kremlin mặc dù "nhiều vấn đề chưa được giải quyết".
Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Syria và có một căn cứ hải quân ở nước này.
Nga và Trung Quốc hồi tháng trước đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria và không tham dự hội nghị quốc tế “Syria và những người bạn” hôm 24/2- hội nghị quốc tế nhằm tăng sức ép với chính phủ Damascus trong việc xuống nước với người biểu tình chống chính phủ.
Tuy nhiên cả hai nước này đã nhắc lại lời kêu gọi cho phép các hoạt động viện trợ nhân đạo vào khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các cuộc xung đột.
Các nhóm Giám sát nhân quyền nói rằng hơn 7.000 người đã thiệt mạng trong gần một năm bất ổn, trong khi đó chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad lại đổ lỗi cho "các băng nhóm khủng bố có vũ trang" gây ra tình trạng này.
Theo Giáo dục Việt Nam
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo